Không được cãi nhau với chồng
Khi đang trong trạng thái tức giận, chúng ta thường sẽ bị cảm xúc tiêu cực chi phối và khó kiểm soát được chính mình. Tranh luận trong thời điểm này có thể dẫn đến việc buông những lời nói tổn thương nhau, khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên sức mẻ. Hơn nữa, khi cả hai đều đang trong tình trạng căng thẳng, việc cãi nhau thường sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Bởi vậy, lúc đang giận đừng cố cãi nhau, có thể không nói gì, con cũng có thể không thèm giặt quần áo của chồng, không thèm nấu cơm hay ăn cơm chung, nhưng đừng cãi nhau.

>> Xem thêm: Muốn biết đã lấy đúng chồng hay không hãy đợi lúc bạn sinh con
Tuyệt đối đừng bỏ nhà đi
Khi đã là vợ chồng, xung đột không thể là tránh khỏi, nhưng một trong số những nguyên tắc bất di bất dịch chính là không bỏ nhà đi. Tuy rằng có những lúc căng thẳng tột độ, cả hai muốn tạm thời không nhìn thấy mặt nhau, bạn sẽ nghĩ việc bỏ nhà đi sẽ giúp bạn bớt stress hơn. Tuy nhiên điều đó sẽ vô tình làm cho đối phương cảm thấy nghi ngờ về hành tung của bạn, người ở lại cũng cảm thấy thiếu sự an toàn và bị tổn thương. Bỏ đi thì dễ, nhưng “trở về” rất khó khăn. Chưa kể nếu như bạn ở chung với nhà chồng, không chỉ có chồng bạn mà còn là bố mẹ chồng, họ sẽ nghĩ như thế nào nếu như con dâu đi ra ngoài cả đêm không về.
Làm vợ phải xây tổ ấm
Bất kể anh ta là ai, một người đàn ông giàu hay người công nhân phải làm việc vất vả thì anh ấy đều muốn nhìn thấy một căn nhà sạch sẽ, thơm tho, bữa cơm nóng hổi đợi anh ta về nhà ăn cơm. Và khi làm vợ con đã có trên mình một trọng trách là mang lại sự bình yên và cảm giác an toàn cho những thành viên trong gia đình. Và ngay cả việc chi tiêu trong gia đình con cũng phải là người nắm rõ, cân đo đong đếm kinh tế để chi tiêu sao cho hợp lý.

Đừng quá để ý đến sĩ diện
Khi là vợ chồng, các con sống với nhau, các con đã quyết định cùng nhau về một nhà để xây dựng hạnh phúc. Vậy sĩ diện có quan trọng không khi biết bản thân sai nhưng vì không muốn hạ mình nên chẳng bao giờ mở lời xin lỗi. Vậy mà bước ra xã hội, con chấp nhận hạ thấp cái tôi khi bị người khác la mắng, nhưng lại khó chịu trước người bạn yêu thương. Hãy nhớ rằng sĩ diện chỉ là một khía cạnh của mối quan hệ chứ không nên tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng.
Nhất định phải ra ngoài làm việc
Việc ra ngoài kiếm tiền không chỉ là để tránh tình huống mà chồng con có cơ hội cho rằng anh ta đang nuôi con, mà còn để xây dựng sự độc lập và tự chủ trong cuộc sống. Tự kiếm tiền giúp con không chỉ đảm bảo cuộc sống của mình mà còn giúp con tự tin và có tiếng nói trong mối quan hệ vợ chồng. Cuộc sống này chẳng đảm bảo được điều gì, con cũng đâu biết được người đàn ông này có bên cạnh con đến cả cuộc đời, nếu một ngày anh ta buông ta, con sẽ cũng chẳng cần lo lắng bản thân không có một điểm tựa, vì con chính là điểm tựa tốt nhất cho mình.

Hãy thừa nhận nỗ lực của chồng
Mỗi người trong gia đình đều có vai trò và trách nhiệm riêng, và quan trọng là tôn trọng và đánh giá cao những công việc và đóng góp mà chồng con mang lại. Ghi nhận những thành tựu và nỗ lực của cậu ấy sẽ tăng cường lòng tin, khích lệ và tạo ra một môi trường tương đầy mến yêu và hỗ trợ. Thay vì châm chọc hay phủ nhận, hãy tìm cách biểu đạt sự cảm kích và trân trọng. Cũng giống như cậu ấy tạo cho con một bất ngờ vào ngày đặc biệt, con có thể không cần cảm ơn nhưng cũng buông lời: “Nay mặt trời mọc đằng Đông à” “Làm vậy chi không biết”. Điều đó sẽ làm cậu ấy bị mất hứng và sẽ không còn lần sau đâu.
Đối xử tốt với gia đình nhà chồng
Gia đình nhà chồng đã có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và hình thành tính cách, giúp chồng con trở thành người mà con trao cả cuộc đời như ngày hôm nay. Bằng cách đối xử tốt và tôn trọng gia đình chồng con, con không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết với họ. Chồng con cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn sự đối đáp của con với người sinh thành ra anh ta.
Không ai là một nửa của ai
Nếu con muốn gì hãy nói cho chồng biết. Mỗi người có mỗi suy nghĩ và mong muốn riêng, nhiều khi còn còn không hiểu được chính con thì làm sao bắt người khác phải hiểu. Đến mẹ là người sinh ra con, mẹ cũng chẳng thể hiểu hết được con. Đừng mang trong mình suy nghĩ chồng là một nửa của cuộc đời mình là phải hiểu mình con nhé!

>> Xem thêm: 5 điều mà các anh chồng không thích ở người vợ: So sánh với người khác
Lời sau cùng, chẳng có người mẹ nào mà mong con gái của mình cưới chồng mà phải chịu khổ tâm. Mẹ chỉ là lời khuyên, còn tương lai và cuộc sống của con hãy do con quyết định. Mẹ tin rằng con sẽ là một người vợ đảm, một cô con dâu ngoan và là một người mẹ tốt của tương lai. Có thể những gì mẹ nói nó không thực sự vừa ý con, nhưng cứ lắng nghe, đó là những gì mẹ đã đúc kết được trong hơn nửa đời người, không thừa đâu con nhé! Xem thêm nhiều bài viết thú vị tại Yêu Là Cưới nhé!
CON ƠI, NẾU LẤY NHẦM CHỒNG HÃY VỀ VỚI MẸ!
Cuộc sống vợ chồng không chỉ êm đềm hạnh phúc mà còn có thể sóng gió, buồn tủi, đôi khi đau đớn. Là phụ nữ, chúng ta thường được khuyến khích chịu khổ một chút, chịu đựng một chút để gia đình yên ấm. Nhưng mẹ tôi khuyên tôi hoặc dũng cảm chịu đựng hoặc buông xuôi. Người mẹ sinh ra đời muốn con mình không phải là một người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục mà là một người phụ nữ biết đấu tranh cho bản thân, cho quyền sống của mình. Nhớ! Sống, không tồn tại! Cuộc sống của chúng ta là kết quả của một loạt các lựa chọn. Nếu con bạn chọn sai, hãy chọn lại cho đúng. Nếu bạn có can đảm để sửa chữa lỗi lầm của mình, đừng đau khổ và sống chung với chúng mãi mãi. Ngay cả sai lầm đó là hôn nhân.