06/04/2023 14:04

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi

Thảo Phương - Theo thethaovanhoa.vn Thảo Phương

Một bộ phận giới trẻ Việt đang bị ảnh hưởng bởi tư tưởng ngồi mát ăn bát vàng dẫn đến trào lưu “làm con toàn thời gian”, chỉ muốn ở nhà được bố mẹ nuôi.

Công sinh, công dưỡng của những người làm cha, làm mẹ là điều mà mỗi đứa con khi trưởng thành phải nhớ đến để có thể đền đáp gia đình. Tuy nhiên thay vì trưởng thành và sống tự lập, nhiều người trẻ có xu hướng quay về “mái nhà xưa”, sống bám víu bố mẹ. Bên ngoài mang danh báo hiếu nhưng nhiều thanh niên lại thích sự nghiệp làm con toàn thời gian đến nỗi chịu cảnh thất nghiệp.

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Nhiều người trẻ không ngại ở nhà “làm con toàn thời gian” khi bị thất nghiệp. Ảnh: Pinterest

>> Xem thêm: Liệu có tồn tại một tình bạn đơn thuần giữa nam và nữ?

“Ngồi mát ăn bát vàng”

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, Việt Nam có khoảng 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Trong đó, số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp năm 2022 là khoảng 409.300 người, chiếm 37,6% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên

Việt Nam ta có câu thành ngữ “ngồi mát ăn bát vàng”, câu nói ấy đơn thuần chỉ những người có số nhàn hạ, may mắn. Họ không cần phải làm lụng vất vả nhưng vẫn có cuộc sống đầy đủ sung túc do được thừa hưởng lộc trời như trúng số, đất đai…

Những người ấy may mắn được thừa hưởng thành quả do người khác để lại (tất nhiên phải hợp pháp như hưởng thừa kế của ông bà, cha mẹ). Điều đó phải tự nhiên, mặc định chứ không thể mong muốn theo ý thích của mỗi người.

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ từ 15-24 tuổi ngày càng cao. Ảnh: Sina

Thế nhưng, hiện nay có không ít người coi đó là mục đích cho sự phấn đấu. Đầu tiên phải kể đến việc ỷ lại cha mẹ có điều kiện và yêu thương mình hết mực mà không muốn phấn đấu trong sự nghiệp. Nhiều người trẻ cho rằng trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dưỡng mình nên họ mặc nhiên ăn bám.

Xã hội ngày một phát triển, nhiều ngành nghề không cần bằng cấp cũng có thể kiếm khoản tiền lớn, giới trẻ hoàn toàn không cần ngồi văn phòng nhưng vẫn được lương cao. Chính vì tư tưởng “dễ kiếm việc mới” nên nhiều bạn trẻ khá cởi mở trong vấn đề thất nghiệp.

Bên cạnh đó, hầu hết các hộ gia đình ngày nay đều có mức sống trung lưu và không quá nghèo khổ nên con cái cũng dần quên đi nghĩa vụ phải hiếu thảo với cha mẹ. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng thất nghiệp để đợi cha mẹ nuôi và từ từ tận hưởng quá trình kiếm việc mới.

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Cô gái thất nghiệp 2 tháng nhưng vẫn vui vẻ vì được bố mẹ nuôi. Ảnh: Chụp màn hình

“Em chào mọi người, ngồi rảnh quá nên viết vài dòng tâm sự ạ. Em sinh năm 1998, chưa chồng con, thất nghiệp 2 tháng rồi nhưng vẫn an nhàn vì được bố mẹ nuôi. Nhiều khi em cũng cảm thấy tội lỗi nhưng nghĩ lại ở nhà mình giúp bố mẹ được vài việc chắc cũng là làm con toàn thời gian”, một cô gái thất nghiệp nhưng vẫn được bố mẹ nuôi chia sẻ.

Có những người con thường không muốn phát triển kỹ năng của bản thân, họ ở nhà suốt ngày không làm gì, hay còn được gọi "đứa trẻ toàn thời gian". May mắn thay, cha mẹ họ không quá già, vẫn có khả năng làm việc và kiếm tiền để hỗ trợ gia đình, hoặc một số phụ huynh vẫn có quỹ hưu trí đủ cho chi tiêu.

Những đứa con này cũng thỉnh thoảng ra ngoài giúp bố mẹ làm vài việc vặt, bù lại được lo cơm ăn áo mặc, còn có thể kiếm được chút tiền tiêu vặt. Bố mẹ biết con mình không có triển vọng lắm, không đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai của con nên đành làm ngơ.

Cũng có những người tốt nghiệp đại học nhưng không ra ngoài làm việc, lấy lý do chuẩn bị học cao hơn. Những thanh niên này được bố mẹ chu cấp học đại học nhưng ra trường không có việc làm phù hợp nên ở nhà, không chịu ra ngoài tìm việc. Không chịu nổi những lời cằn nhằn hàng ngày của cha mẹ, họ sẽ nói dối rằng mình sẽ thi tuyển sinh sau đại học hoặc thi công chức, rồi nhốt mình trong phòng ngủ và chơi game suốt ngày.

Cha mẹ thuyết phục con tìm việc gì đó làm, kiếm ít tiền một tháng cũng được, nhưng họ không đồng ý, chỉ muốn "toàn tâm toàn ý" chuẩn bị cho kỳ thi. Kiểu con cái này khiến cha mẹ tiêu tốn hơn mười mấy năm nuôi ăn học vô ích, sau khi con tốt nghiệp họ còn phải đối mặt với áp lực kép về tinh thần và vật chất. Không có lựa chọn, họ chỉ biết bất lực nuôi những đứa con mãi không chịu trưởng thành.

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Nhiều người núp bóng “báo hiếu” để ở cùng bố mẹ. Ảnh: Pinterest

>> Xem thêm: Tết Thiếu Nhi: Khi những ước mơ giản dị của trẻ được thắp sáng

Trong khi nhiều đứa trẻ trưởng thành, có một sự nghiệp tốt và trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất cho cha mẹ thì xã hội có không ít hoàn cảnh ngược lại: Con cái trưởng thành vẫn không ngừng đòi hỏi, hầu như không biết ơn cha mẹ, thậm chí coi sự hỗ trợ của cha mẹ như một lẽ tất nhiên.

Thất nghiệp là một lựa chọn

Trong khi nhiều người tuổi trung niên vẫn còn muốn đi xin việc để con cái họ không có gánh nặng quá lớn thì một bộ phận giới trẻ đã lựa chọn thất nghiệp. Không phải không có việc làm mà phần lớn những việc có thể làm thì họ lại không ưng ý.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự không phù hợp giữa yêu cầu về trình độ, kỹ năng của nhà tuyển dụng và mong muốn của người lao động. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt về tiền lương cũng khiến nhiều người trẻ nản lòng. Không ít người sẵn sàng thất nghiệp hơn làm trong các công ty vừa và nhỏ, ít chế độ đãi ngộ.

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Một bộ phận người trẻ chọn thất nghiệp vì công việc không như ý muốn. Ảnh: Naver

Nhưng trong góc độ nào đó, các nhà nghiên cứu nói rằng hành vi chọn thất nghiệp của người trẻ có thể đồng cảm, khi xét đến khoảng cách lương thưởng và khó khăn khi thay đổi công việc.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng: "Ngày xưa nghèo, mình khổ sở, bây giờ có điều kiện thì cố lo cho cho cái sống sung sướng". Cách nghĩ này không sai, có điều kiện cho con ăn ngon mặc đẹp cũng được, nhưng phải dạy con yêu lao động.

Bởi vì miệng ăn núi lở, tiền tấn rồi cũng hết với mấy người lười lao động. Họ đâu có ăn một mình, sống một mình đâu, không có nghề nghiệp, nhưng vẫn cưới vợ, sinh con rồi cha mẹ lại phải nuôi thêm con dâu, cháu nội. Một số bài viết trên Bestie đã phân tích về thực trạng ông bà phải làm cha mẹ lần 2 vì áp lực chăm cháu.

Trào lưu “làm con toàn thời gian”: Làm mệt thì nghỉ, ở nhà bố mẹ nuôi
Nhiều bậc cha mẹ đau đầu vì con cái không chịu đi làm. Ảnh: Naver

>> Xem thêm: Nhà có 2 cô con gái, gia đình dễ thành công, hạnh phúc hơn

Trong các hội thảo hay khi đi tham vấn tâm lý, không ít bố mẹ ở tuổi 50-60 bày tỏ trăn trở không biết phải làm sao khi con 30, thậm chí 40 tuổi vẫn không chịu đi làm, ỷ lại mọi việc cho cha mẹ. Đa số họ có điều kiện kinh tế tốt, nuông chiều con từ nhỏ và về già mới nhận thấy hậu quả. Họ có của cải để cho con nhưng cũng thừa hiểu rằng "miệng ăn núi lở" nên lo lắng sau này khi mình xảy ra chuyện thì không biết tương lai con ra sao.

Tải ngay app Bestie và xem thêm nhiều thông tin thú vị trên Bestie nhé!

TRẢ LẠI CHO TRẺ MÙA HÈ TRỌN VẸN: "CON CŨNG MUỐN ĐƯỢC NGHỈ NGƠI"!

Vào mùa bế giảng năm học 2022-2023, nhiều bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn định hướng hoạt động mùa hè cho con. Trong khi một số phụ huynh chọn gửi con vào các lớp học thêm để học trước chương trình năm tới, cũng không ít người tìm các lớp năng khiếu hay các hoạt động ngoại khóa để con trẻ có những trải nghiệm đúng nghĩa.

Ai cũng muốn con học giỏi, đó là điều dễ hiểu nhưng việc liên tục nhồi nhét kiến thức vào đầu các em, không cho chúng thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cũng có thể phản tác dụng. Việc dạy thêm, học thêm đang bị lên án liên tục bởi khối lượng kiến thức học sinh đã tiếp thu ở trường tương đối nặng nề theo nhận định của chuyên gia.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Stylist Trần Đạt chấp nhận nghe theo ý kiến từ công chúng và khách hàng
Scroll to top