Khoa học đã nói lên điều gì?
Giữa phố thị tấp nập, con người chạy theo những điều vội vã mà đôi lúc quên đi sở thích của riêng mình, nhịp sống lúc nào cũng xô bồ và vội vã. Vì thế, không ít người ôm mộng được một lần "bỏ phố về quê" sống một cuộc đời nhàn hạ với con sông, mảnh vườn nhỏ. Tuy nhiên, vùng ngoại ô có môi trường sống dường như khác xa thành phố với mật độ dân cư trung bình, rộng lớn với các tòa nhà thấp tầng và hộ gia đình độc thân có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của chúng ta.

>> Xem thêm: Phải chăng Gen Z nói quá nhiều về sức khỏe tâm thần?
Cụ thể, một nghiên cứu mới được công bố vào cuối tháng 5 trên tạp chí Science Advances chỉ ra rằng, những người sống ở vùng ngoại ô có khả năng bị trầm cảm cao hơn dân cư nơi thành phố.
Ngoài ra, Stephan Barthel, nhà nghiên cứu chính về tính bền vững đô thị tại Đại học Stockholm (Thụy Điển), và Karen Chen, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ về địa lý của Đại học Yale (Mỹ), trong báo cáo đăng trên tạp chí The Conversation, chỉ ra các hộ gia đình sống thưa thớt, ít không gian công cộng, mật độ dân số thấp góp phần làm suy giảm sức khỏe tâm thần.
Dù phố thị đông đúc, mật độ dân cư cao nhưng những không gian mở công cộng giúp con người có nhiều cơ hội kết nối và tương tác cao hơn, và điều này vốn có lợi cho sức khỏe tâm thần. Trước đó, Barthel và Chen đưa ra nghiên cứu cho thấy bệnh tâm thần phổ biến ở khu vực thành phố hơn. Tuy nhiên, có thể lý giải cho điều này khi mức độ tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý tại nơi này cao hơn những khu vực khác, từ đó người có vấn đề dễ dàng được phát hiện và trị liệu hơn. Nhìn chung, những phát hiện mới về mối tương quan giữa sức khỏe tinh thần và môi trường sống ở nông thôn, ngoại ô đã cho thấy những mối quan tâm mới cho vấn đề này.
Tại sao ta cô đơn giữa thành phố?
Nếu việc kết nối xã hội ở thành phố tạo điều kiện tốt cho sức khỏe tâm thần, vậy tại sao nhiều dân cư sống tại nơi đây vẫn cảm thấy không ổn? Vốn dĩ, dù giữa nơi đông đúc, điều đó không hoàn toàn đồng nghĩa mọi người đều có những bạn bè để sẻ chia, tâm sự. Hoàng Nghi (SN 2003, TP.HCM) cho biết, bản thân thường cảm thấy cô đơn và lạc lõng khi phải rời quê thành phố. Vì tính cách có phần rụt rè nên cô bạn khó làm quen với bạn mới, cộng với nhịp sống tất bật khiến cô ngộp thở và suy giảm sức khỏe tâm thần.
Cô bạn chia sẻ thêm, dường như nhịp sống hối hả đã khiến cô chạy theo công việc và việc học ở trường, không còn thời gian cho sở thích cá nhân. Vào những đợt có kỳ thi quan trọng, công việc không thuận lợi, mỗi ngày cô luôn sống trong trạng thái căng thẳng. Hoàng Nghi cho biết nhiều bạn bè đồng trang lứa với cô cũng gặp phải vấn đề tương tự. Và đây có thể là lý do cho việc sức khỏe tâm thần kém khi sinh sống tại thành phố, dù điều kiện cho phép kết nối xã hội nhưng không phải tất cả mọi người đều có cơ hội cho việc đó.

Áp lực với cuộc sống ở thành phố dường như là tình trạng chung của số đông. Để vượt ra tình cảnh này, chúng ta hãy cân nhắc cân bằng giữa công việc, chuyện học tập, các mối quan hệ và thời gian cho bản thân. Dẫu biết được tôi luyện trong môi trường áp lực là điều rất tốt nhưng dù sinh sống ở đâu, ta cũng cần đi đường dài. Thành công là một hành trình chứ không phải một giai đoạn trong đời, hoặc một đích đến mà có thể đạt được trong thời gian ngắn ngủi. Vì vậy hãy dành thời gian chăm sóc bản thân, giảm những áp lực không cần thiết nhé!
"Bỏ phố về quê" chưa chắc là giấc mơ hoàn mỹ!
Đôi khi "bỏ phố về quê" chỉ là trốn tránh áp lực ở hiện tại để chạy theo một cuộc sống mới, mà ở đó chưa chắc ta sẽ sống an nhàn. Chẳng hạn như câu chuyện của vợ chồng Dư và Hậu, họ bỏ Hà Nội về Vị Xuyên, Hà Giang để sinh sống và lập nghiệp. Để rồi, khi về với mảnh đất mình hằng mong ước, xây dựng tương lai mới, cả hai mới vỡ lẽ nhiều điều.
Về quê, tận hưởng cuộc sống chưa lâu thì mảnh vườn cặp đôi vun đắp và một phần chân của ngôi nhà nhỏ bị sụt. Cả hai vô cùng căng thẳng khi gần như đầu tư vốn dành dụm cho cuộc sống này, để rồi mọi thứ quá sức tưởng tượng. Ngoài ra, cặp đôi còn phải lo nhiều điều khác như vấn đề tiện nghi, tương lai các con...
Tuy nhiên, những câu chuyện người trẻ "bỏ phố về quê" lập nghiệp thành công, có cuộc sống an nhàn như mơ cũng không phải điều hiếm gặp. Nhưng trước khi bắt đầu theo đuổi một cuộc sống mới ta cần cân nhắc rất nhiều điều, từ vốn làm ăn, điều kiện phát triển trong tương lai và các vấn đề khác như môi trường sinh sống, học tập, tiện nghi cuộc sống. Chuẩn bị kỹ lưỡng, cuộc sống không khói bụi phố thị mới đúng là mơ.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
KHOA HỌC LÝ GIẢI VÌ SAO NGƯỜI THÔNG MINH KHÓ TÌM ĐƯỢC TÌNH YÊU
Dường như mọi điều trong cuộc sống đều có thể được lý giải dưới góc độ khoa học. Chẳng hạn, việc người thông minh khó tìm được tình yêu đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra. Lý giải về vấn đề này, các nhà khoa học tiết lộ, những chị em có điểm cao về trí thông minh thường bị nam giới cho rằng kém hấp dẫn, đặc biệt các quý ông cảm thấy họ kém nam tính hơn khi ở cạnh những phụ nữ thông minh hơn mình.
Bản năng của nam giới thường muốn chiếm ưu thế, trở thành người che chở trong mối quan hệ. Vì vậy, nếu chị em quá sắc sảo, họ có thể cảm thấy bị lấn át. Ngoài ra, bên cạnh đó vẫn còn một số nghiên cứu khác và qua thời gian khảo sát, các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ càng thông minh thì càng dễ độc thân...