05/04/2023 18:03

Xu hướng "đóng băng để bình ổn": Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?

Võ Ngọc Minh Trang - Theo thethaovanhoa.vn Võ Ngọc Minh Trang

Cũng giống như nhà tuyển dụng chọn cách "Hiring freeze" để cân bằng ngân sách, tiếp tục tồn tại, nhiều người trẻ chọn cách "đóng băng" để cân bằng cảm xúc, hạn chế áp lực, tìm kiếm thêm nhiều niềm vui.

Có lẽ nhiều người vẫn còn xa lạ với khái niệm "đóng băng để bình ổn", trong xu hướng cạnh tranh việc làm căng thẳng, nhiều bạn trẻ chọn cách đi chậm lại để hoàn thiện bản thân, lựa chọn công việc phù hợp thay vì chạy đua theo xu hướng. Đây là phái sinh của xu hướng "Hiring freeze" hay còn gọi là đóng băng tuyển dụng, do suy thoái kinh tế nhiều công ty cắt giảm nhân sự, hạn chế tuyển dụng thậm chí không tuyển dụng. Vì vậy, không còn cách nào khác nhiều bạn trẻ phải chấp nhận "đóng băng" một thời gian để tìm kiếm cơ hội mới, khi tình hình chung trở nên dễ thở hơn.

Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Nhiều doanh nghiệp chủ trương không tuyển dụng để có thể tiếp tục tồn tại. Ảnh: Prime Cinematics

>>> Xem thêm: Xu hướng "nhảy việc" của gen Z: Vỡ mộng vì lương không tăng

"Đóng băng" nhưng chưa chắc đã có thể "bình ổn"?

Không có một con số cụ thể nào về tỷ lệ cảm xúc, áp lực và stress của giới trẻ bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như văn hóa, địa lý, và điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực và stress đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng đối với giới trẻ.

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, tỷ lệ stress ở người trẻ tuổi từ 18 đến 33 tuổi đã tăng từ 35% vào năm 2012 lên tới 39% vào năm 2017. Một nghiên cứu khác của Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho thấy rằng các vấn đề sức khỏe tâm lý như lo âu và trầm cảm đang trở nên phổ biến hơn trong các nhóm tuổi trẻ.

Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Nhiều người trẻ chịu áp lực lớn từ công việc lẫn cuộc sống. Ảnh: Sina
Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Lâu dần nếu không được giải tỏa dễ khiến bạn rơi vào trầm cảm. Ảnh: Baidu

Cũng giống như nhà tuyển dụng chọn cách "Hiring freeze" để cân bằng ngân sách, tiếp tục tồn tại, nhiều người trẻ chọn cách "đóng băng" để cân bằng cảm xúc, hạn chế áp lực, tìm kiếm thêm nhiều niềm vui. Không chỉ vì nguyên nhân cạnh tranh việc làm, "đóng băng" cũng có thể do bạn cảm thấy stress, cảm thấy công việc hiện tại không còn phù hợp, muốn cuộc sống được mới mẻ hơn, hoặc chỉ đơn giản bạn cảm thấy mình đang sống quá vội, cần chậm lại để tiến xa hơn.

Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Chấp nhận chậm lại để tìm kiếm hướng đi mới phù hợp hơn. Ảnh: Baidu
Học gì để không bị thất nghiệp?.

Hiểu một cách đơn giản, nhiều người trẻ chọn "đóng băng" để tìm cách sống chậm lại, tận hưởng những thứ đơn giản hơn và trân trọng những giá trị của cuộc sống như gia đình, mức độ hạnh phúc của bản thân,... Các hoạt động có thể liên quan đến xu hướng này bao gồm yoga, thiền, đọc sách, nấu ăn và tham gia các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên không phải ai chọn cách "đóng băng" cũng có thể tìm lại được sự "bình ổn", nếu không có kế hoạch tương lai rõ ràng, vô tình sự "đóng băng" này có thể khiến bạn rơi vào sự lười biếng, hưởng thụ, mất đi hứng khởi trong công việc, học tập.

Lùi 1 bước tiến 3 bước hay mãi dậm chân tại chỗ?

Khoảng thời gian "đóng băng" sẽ có ý nghĩa khác nhau, là bước đột phá hay đánh dấu của chuỗi ngày lười biếng, hưởng thụ còn tùy thuộc vào mỗi người. Khi bạn cảm thấy quá bế tắc và chưa tìm kiếm được hướng đi mới, chậm lại để nhìn nhận và lấy lại tinh thần là điều cần thiết. Dân gian có câu "dục tốc bất đạt" để nhấn mạnh khi chúng ta quá nóng vội, không suy nghĩ cẩn thận thì có thể dẫn đến kết quả thất bại.

Nếu đã bất ổn trong cảm xúc cũng như kế hoạch tương lai, "đóng băng" để tự hoàn thiện bản thân là điều hoàn toàn đúng đắn. Điều quan trọng là bạn tận dụng khoảng thời gian này như thế nào, thực hiện những hoạt động gì, nhiều người lầm tưởng tôi cần "chữa lành" nên thỏa thích lười biếng, không chịu học tập hay tìm kiếm cơ hội mới.

Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Người trẻ chưa nhiều vốn sống dễ rơi vào bế tắc khi mọi việc không như ý. Ảnh: Baidu
Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Khi quá áp lực nên dành thời gian để bình ổn lại cảm xúc. Ảnh: Sina

Tuy nhiên, không phải lúc nào "đóng băng" cũng đồng nghĩa với việc lùi lại, trì trệ không phát triển. Chậm lại có thể giúp chúng ta suy nghĩ và phát triển một kế hoạch tốt hơn, tạo nên bước đột phá trong tương lai. Đôi khi lùi lại có thể là cách tốt nhất để tránh những hậu quả tiêu cực của một quyết định không đúng đắn, khoảng thời gian "đóng băng" sẽ rất ý nghĩa nếu chúng ta tận dụng nó để bình ổn cảm xúc và tiến đến những mục tiêu xa hơn.

Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Đến những nơi mới lạ để tâm trạng được thoải mái hơn. Ảnh: Check-in Vietnam
Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?
Tập luyện thể thao cũng có thể giúp giảm căng thẳng. Ảnh: Baidu

>>> Xem thêm: Đưa tiền cho mẹ chồng giữ giùm cũng là tiết kiệm, sao chị em phản đối?

Những điều cần chuẩn bị để có thể "phá băng" thành công

Trong khoảng thời gian "đóng băng" bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức hữu ích, rèn luyện thể chất và tinh thần để biến nó thành bước chạy đà, tiến xa hơn trong tương lai:

  1. Định hình lại mục tiêu của bạn: Hãy xác định lại những mục tiêu của bạn và đảm bảo rằng chúng vẫn phù hợp với định hướng của bạn. Nếu cần, bạn có thể điều chỉnh lại các mục tiêu của mình để phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

  2. Lên kế hoạch: Tạo ra một kế hoạch để đạt được các mục tiêu của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo một danh sách các bước cần thực hiện và đặt ra thời hạn cho chúng.

  3. Nghiên cứu và học hỏi thêm: Tìm kiếm các tài liệu, sách vở hoặc khóa học để cải thiện kỹ năng của bạn. Học hỏi từ những người thành công và tìm cách áp dụng những bài học đó vào cuộc sống của bạn.

  4. Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ: Tìm kiếm những người bạn, đồng nghiệp hoặc gia đình để giúp đỡ và khuyến khích bạn trong quá trình tiến đến thành công.

  5. Tập trung vào tiến bộ: Thay vì tập trung vào những thất bại và rắc rối của quá khứ, hãy tập trung vào những tiến bộ mà bạn đã đạt được và đặt ra những mục tiêu tiếp theo để tiếp tục phát triển.

  6. Kiên trì và không từ bỏ: Thành công thường đến với những người kiên trì và không bỏ cuộc. Bạn cần giữ một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào khả năng của mình và luôn sẵn sàng để đối mặt với những thử thách.

Khoảng thời gian "đóng băng" là bước đột phá hay đánh dấu của chuỗi ngày lười biếng, hưởng thụ tùy thuộc vào ý chí và định hướng của bạn. Nếu cảm thấy nhiều điều xảy ra không như ý muốn, bạn nên cho mình thời gian để bình ổn lại cảm xúc, tìm cho mình những hướng đi mới, cũng là cách để tránh đưa ra những quyết định sai lầm. Còn bạn, bạn cảm thấy như thế nào về xu hướng "đóng băng để bình ổn" ở trên? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Tải ngay app Bestie và xem thêm nhiều bài viết thú vị trên Bestie nhé!

Xu hướng đóng băng để bình ổn: Lùi để tiến xa hay dậm chân tại chỗ?

NHỮNG CÁCH SIÊU ĐƠN GIẢN ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN VÀ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

Từ khi còn là sinh viên đại học, ngoài việc học tập, đừng ngần ngại mà hãy va chạm, tìm kiếm nhiều cơ hội làm việc để hoàn thiện mình. Hãy tham khảo một vài cách sau để biết mình thành một phiên bản hoàn hảo nhất bạn nhé! 

Hãy luôn chăm chỉ, kiên trì khi theo đuổi mục tiêu của mình để dễ dàng tạo ra các "bước nhảy", hoàn thiện lần lượt các mục tiêu và tiến thẳng đến thành công. Ngoài ra, việc luôn không ngừng trau dồi tri thức, tìm được một người bạn đồng hành cũng rất quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân.

Xem thêm thông tin thú vị trên app Tử Vi Toàn Tập nhé!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Siêu mẫu Thu Hằng: Sáng đi học, tối kiếm tiền
Scroll to top