Chặng đường từ tình yêu nồng thắm đến nguội lạnh khi lập gia đình chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, và tiền bạc cũng là một phần trong đó. Tình yêu dễ nguội lạnh nếu các cặp đôi có tư tưởng khác nhau về cách chi tiêu trong cuộc sống. Đặc biệt là khi “trụ cột gia đình” không muốn dành quá nhiều tiền sinh hoạt cho gia đình, thậm chí có người còn trốn tránh việc đưa tiền cho vợ.

>> Xem thêm: Đám cưới "no kids": Tôn trọng sự riêng tư hay đề cao tính ích kỷ?
“Trụ cột gia đình” giữ tiền khư khư
Phụ nữ hiện đại đều đặt tiêu chí tài chính khi tìm kiếm bạn đời bởi họ hiểu rằng đa phần đàn ông đều lý trí, lòng họ hướng về đâu thì tiền sẽ để ở đó. Tuy nhiên, yêu là một chuyện và khi lập gia đình lại là chuyện khác, không ít người “vỡ mộng” vì cưới phải người chồng tính toán chi li.
Nếu người phụ nữ có thể độc lập về tài chính thì cô ấy sẽ không phải đau đầu về vấn đề chồng có chịu đưa nhiều tiền hay không. Tuy nhiên, đối với những người vợ tin tưởng vào việc chồng sẽ đưa tiền còn mình chỉ cần chăm sóc gia đình lại là chuyện khác.
Theo nhiều chuyên gia tâm lý học, cách mọi người quản lý tiền chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh từ nhỏ. Một người luôn cố gắng tiết kiệm khi ở bên người thích tiêu xài hoang phí có thể sẽ xảy ra nhiều bất đồng.

Những mâu thuẫn này thường rất căng thẳng và xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, hoặc tư tưởng được dạy từ thời thơ ấu của mỗi người. Ví dụ, con cái của gia đình với mức lương trung bình khá sẽ thường lo toan về các khoản tiết kiệm hơn so với những người lớn lên trong điều kiện giàu có.
Tuy nhiên khi đã về chung một nhà, không người phụ nữ nào lại muốn bị chồng hạch sách chi tiêu bởi chỉ riêng việc phải tính toán việc chăm sóc gia đình đã đủ mệt. Trái lại, người chồng đóng góp nguồn thu nhập chính cho sinh hoạt phí cũng không tránh khỏi cảm giác “tiếc” khi đưa hết tiền cho vợ.
Trong một bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội về chuyện chi tiêu trong nhà, nhiều người đã phải chú ý đến thái độ của 2 vợ chồng trong câu chuyện. Theo đó, khi người vợ thông báo rằng đã hết tiền, người chồng gặng hỏi ngay sao vừa đưa tiền đã hết, trong khi đó người vợ chỉ dùng tiền đó mua bỉm, sữa cho con.

“Chồng em thì không bắt vợ liệt kê chi li từng khoản tiền chi tiêu nhưng cũng rất hay gặng hỏi xem em dùng tiền cho việc gì ạ! Trước e đi làm thì không sao, chả mấy khi ngửa tay xin tiền chồng nhưng từ hồi sinh bạn thứ 2 đến giờ em đang tạm nghỉ làm ở nhà lo cho 2 con, đợi ổn định rồi mới đi làm lại.
Thi thoảng bỉm sữa của con hết, nhờ chồng đi mua thì kêu “biết gì mà mua”, đến lúc bảo chuyển tiền cho vợ đi mua thì lằng nhằng mãi, rồi gặng hỏi đủ đường. Đấy là em còn không chơi hàng ngoại, hàng đắt tiền hay gì hết nhé. Chỉ chọn quần áo, bỉm cho con loại bình, sữa cũng là sữa nội tăng cân vừa túi tiền.
Tháng đưa cho vợ được 4 triệu mà hay hỏi lắm. Không biết mấy lão mang tiền ra đường có thấy tiếc không, mà đưa cho vợ con vài đồng rồi cứ sợ thiệt, sợ phí. May là con em còn trộm vía bụ bẫm, chứ mà còi cọc thì lại đổ thừa tiền đi đâu hết mất”, một mẹ bỉm chia sẻ nỗi lòng sống cùng chồng giữ tiền khư khư.

>> Xem thêm: Thời trang ăn cưới của giới trẻ hiện nay: "Thoáng" như đi biển
Bên dưới bài viết, nhiều người khuyên chị vợ nhanh chóng đi làm lại bởi có chồng như vậy chuyện chi tiêu cũng khó nhằn. Trong khi đó, có một số ý kiến cho rằng vợ chồng nên cùng nhau nói chuyện để rõ quan điểm chi tiêu vì chăm sóc con là chuyện chung nên không thể tiếc tiền.
Cuộc hôn nhân tốt đẹp nhất: Vừa đưa tiền, vừa trao trái tim
Ai nên là người giữ tiền trong gia đình? Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản trên lại là bài toán khó với nhiều cặp vợ chồng trẻ khi bắt đầu bước vào hôn nhân. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 70% căng thẳng, xung đột vợ chồng liên quan đến vấn đề tài chính.
Từ xưa đến nay, trong suy nghĩ của nhiều người thường mặc định phụ nữ phải là người quản lý tài chính trong gia đình. Nếu người vợ không khéo vun vén thì trách nhiệm này được chuyển giao cho các ông chồng, song sự phân chia rạch ròi đôi khi có thể làm hôn nhân đổ vỡ.
Một cơ quan nghiên cứu của nước ngoài từng có một hạng mục nghiên cứu: Quan hệ vợ chồng và quản lý tài chính. Họ tiến hành phỏng vấn và khảo sát 4000 cặp vợ chồng. Nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa các vấn đề trong các cuộc hôn nhân đều bắt nguồn từ việc quản lý tài chính không hợp lý. Cũng tức là, nếu giữa vợ và chồng có thể quản lý tiền bạc một cách hợp lý, hài hòa, hôn nhân sẽ bớt đi 1 nửa những xung đột, tranh cãi.

Biết bao nhiêu người, không gánh vác trách nhiệm nuôi gia đình, bản thân kiếm bao nhiêu tiền tự mình tiêu, chưa từng đưa tiền cho đối phương quản lý. Cũng có biết bao nhiêu người, quên mất lời hứa ban đầu, tình cảm lạnh nhạt dần, chưa từng đối xử chân thành với bạn đời của mình.
Khi các cặp đôi có sự khác biệt lớn giữa các nguồn thu cá nhân, thậm chí có trường hợp một người không thể tự kiếm tiền, những bất đồng của họ càng thêm trầm trọng. Người có mức lương thấp hơn dễ cảm thấy kém cỏi vì đóng góp vào thu nhập chung không đủ, người có tài chính vững vàng lại áp lực khi trở thành trụ cột gia đình.
Điều quan trọng trên hết là không được đề cao giá trị của bản thân chỉ vì có khả năng kiếm nhiều tiền hơn. Dù không có thu nhập ổn, nửa còn lại có thể đảm đương phần lớn việc chăm sóc con cái và lo toan nhà cửa.
Đôi khi, giữ tiền đâu chỉ để chi tiêu hàng ngày, lo mấy chuyện ăn uống, điện nước. Giữ tiền còn là để đầu tư, nhằm kiếm thêm tiền, gia tăng tài sản và tiết kiệm nữa. Một người vợ không biết đầu tư, không có kiến thức tài chính, thì tốt nhất nên để chồng giữ tiền thay vì cố ôm vào người cho bằng được.
Trong khi đó, một kiểu phân chia tài chính gia đình khác cũng được nhiều vợ chồng trẻ ngày nay áp dụng, đó là kiểu thân ai nấy lo. Theo đó, mỗi người tự quản lý phần tiền lương của mình và đóng góp chi tiêu chung của gia đình, dạng như góp gạo thổi cơm chung.

>> Xem thêm: Yêu cầu ngoại hình trong công việc: Thay đổi bản thân hay công việc?
Trong một gia đình, cho dù là ai quản lý tiền bạc đều chẳng có vấn đề gì. Vì trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn nhiều thứ quan trọng hơn tiền rất nhiều. Giữa hai vợ chồng, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau, hiểu rõ về nhau, đưa tiền cho người thích hợp quản lý là được. Chỉ biết giữ tiền khư khư sẽ không thể vun đắp hôn nhân hạnh phúc. Đưa tiền cho người thích hợp quản lý mới là ngôi nhà chung nuôi dưỡng cả hai.
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
TRANH CÃI VIỆC "BOOM ĐƠN" VÌ GHÉT KOL: KHỔ NHẤT LÀ NHÃN HÀNG
Mạng xã hội là "tụ điểm" của nhiều cuộc tranh cãi. Mới đây, vấn đề khách hàng liên tục hủy đơn hàng vì không có cảm tình với KOL đại diện cho sản phẩm cũng gây nhiều xôn xao. Tiêu biểu là trường hợp của một cô gái trẻ được mệnh danh "chiến thần review". Bị ghét bởi thái độ chanh chua với các màn review sản phẩm, cô nàng nhận về hậu quả không ngờ tới là việc anti-fan đặt hàng rồi hủy liên tục.
Tuy nhiên, câu chuyện này đã gây ra nhiều làn sóng tranh cãi. Bởi lẽ, một số khác cho rằng V.H.L chỉ là một KOL đại diện để livestream chứ việc đơn hàng có bị boom hay không sẽ không ảnh hưởng gì đến cô nàng này, ngược lại người chịu thiệt thòi nhất lại chính là nhãn hàng và các shipper...