05/25/2023 06:21

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống

Thảo Phương - Theo thethaovanhoa.vn Thảo Phương

Hết mình trước công việc và dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động hay chỉ làm đủ ăn và chơi hết mình là bài toán 2 đáp án mà người trẻ thường phân vân.

Mục tiêu cuộc sống và thành tựu là 2 khía cạnh liên quan mật thiết đến nhau mà bất cứ ai cũng dành sự quan tâm lớn trong suốt hành trình phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên tùy từng cách nhìn, từng nhu cầu mà quan điểm về làm việc của nhiều người lại khác nhau. Có ý kiến cho rằng sống phải tận hưởng, làm chỉ là một phần nhỏ, có người lại quan điểm nếu không làm hết sức sau này sẽ hối hận.

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống
Mục tiêu trong cuộc sống quyết định thời gian mà mỗi người bỏ ra cho công việc. Ảnh: Pinterest

>> Xem thêm: Nữ sinh thực tập chăn 1.800 con heo, nhận lương 50 triệu đồng/tháng

Không màng nghỉ ngơi

Ở thời buổi hiện tại gần như ai cũng phải làm việc cả ngày lẫn đêm, xâm lấn cả thời gian nghỉ ngơi. Có người tự nhủ rằng xong việc sẽ đi du lịch nhưng đến ngày đó họ vẫn nhẹ nhàng nhét laptop vào túi để vừa chơi vừa làm; Có người lại hẹn với gia đình rằng cuối tuần sẽ sắp xếp về thăm nhà nhưng một dự án ập đến bất kì họ lại bỏ tất cả để ở lại công ty,...

Thế mới thấy, ngày nay ai cũng tham công tiếc việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Bởi dẫu sao, kinh tế vẫn là điều quan trọng. Tuy nhiên, làm việc không cần ngày nghỉ, miệt mài ngày đêm cũng là một cách làm không được nhiều người ủng hộ. 

Cho dù có là người làm việc “bán sức” hay không, phần đồng mọi người đều cho rằng ai cũng dành thời gian cho công việc nhiều hơn là những thứ xung quanh. Họ đều đặt sự nghiệp lên trên hàng đầu và nghĩ rằng những điều khác có thể tạm thời gác lại. Và vì ai cũng như vậy nên đôi khi họ cho rằng đó là điều bình thường.

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống
Nhiều người làm việc mọi lúc mọi nơi, không màng đến sức khoẻ. Ảnh: Naver

Theo nhận định của thế hệ cũ, tìm được một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp, nghỉ hưu ở tuổi 50 hoặc 60 là quỹ đạo sống chuẩn nhất trong cuộc đời. Nhưng một số người trẻ ngày nay không nghĩ như vậy. Họ khao khát đạt được tự do tài chính ở độ tuổi 30, nghỉ hưu càng sớm càng tốt, sau đó được tận hưởng một cuộc sống không còn gánh nặng từ công việc và tiền bạc.

Mục tiêu quá lớn nên nhiều bạn trẻ dồn nén hết tâm sự vào giai đoạn đầu của cuộc đời, họ điên cuồng “cày” việc vì sợ sau này sẽ hối hận. Trên thực tế quan điểm này không hoàn toàn sai, đặc biệt khi những người cuồng công việc từ sớm biết cố gắng để đạt được mục đích khó nhằn của họ.

Không phải ai cũng đủ quyết tâm thức khuya, dậy sớm hay bỏ qua nhiều kỳ du lịch, nghỉ dưỡng để ở công ty chạy nốt dự án còn dang dở. Những người muốn kiếm nhiều tiền từ sớm để nghỉ hưu cuồng công việc đến đáng sợ nhưng thành quả của họ về tài chính và tiền bạc lại khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại, nhiều người nhận ra mình đã bỏ lỡ quá nhiều thứ chỉ vì làm việc. Không những vậy, điều họ nhận lại đôi khi không phải là lời cảm ơn, sự trân trọng từ sếp hay công ty mà chỉ cần làm sai một điều gì đó, mọi nỗ lực làm ngày làm đêm cũng đều tan biến.

Đối với hầu hết mọi người trong xã hội hiện đại, áp lực xã hội, gia đình, kinh tế tài chính… khiến con người ta phải tự gồng mình làm việc. Thậm chí, phải chấp nhận cường độ làm việc tăng cao, tăng ca liên tục, đem việc về nhà làm tới tận khuya. Dần dần, cuộc sống cá nhân bị thay thế bởi công việc. Nhiều người bắt đầu trở nên tê liệt, đánh mất bản thân và khả năng kiểm soát.

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống
Một số người trẻ muốn tập trung hết sức cho công việc và nghỉ hưu sớm. Ảnh: Sina

>> Xem thêm: Nữ sinh 2k7 học vượt cấp, nhận học bổng 7,6 tỷ đồng từ Đại học Harvard

Việc giới trẻ xuất hiện mong muốn nghỉ hưu càng sớm càng tốt cũng liên quan mật thiết đến những thay đổi của xã hội. Ở các thế hệ trước, mọi người chưa hài lòng về đời sống vật chất nên họ chăm chỉ làm lụng cả đời, không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu.

Ngày nay, đời sống vật chất đã đạt đến mức nhất định nhưng sự thỏa mãn mà công việc có thể mang lại đã giảm sút nghiêm trọng trước áp lực cuộc sống. Thậm chí, có người cảm thấy việc vất vả đi làm hết ngày này sang ngày khác, không có lấy một điểm dừng chân nghỉ ngơi là rất khó khăn.

Nhiều người làm tất cả những công việc có thể làm với sự chăm chỉ và nỗ lực tối đa với hy vọng sớm ngày đạt được tự do tài chính. Thế nhưng, sự tự do mà họ theo đuổi trong tương lai có thực sự quan trọng để đánh đổi cả cuộc sống hiện tại. Về tài chính thì có nhưng về yếu tố sức khỏe, tâm lý và các mối quan hệ xung quanh lại đáng báo động.

Chỉ sống một lần trong đời

Trong những năm trở lại đây, phong cách sống YOLO (You Live Once Life - Bạn chỉ sống một lần trong đời) bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhiều người trẻ. Theo đó họ đi theo làn sóng thờ ơ với công việc, chỉ cần làm vừa đủ để sống còn thời gian còn lại dành cho việc chơi và giao lưu với bạn bè, dành thời gian cho người thân.

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống
Đa số Gen Z đều sống theo quan điểm YOLO, họ tận hưởng niềm vui cuộc sống trước. Ảnh: Sina

Trái ngược với những người trẻ cuồng công việc, những người quan điểm chỉ cần làm đủ ăn có tâm lý khá thoải mái, đời sống tinh thần của họ cũng không kém phần phong phú. Tuy nhiên, vấn đề tài chính của những người quan điểm YOLO lại khá khó nhằn, phần lớn họ đều giữa vào tiền bạc của cha mẹ.

Người trẻ nói chung và Gen Z nói riêng càng ngày càng thoải mái với việc đi làm bởi phần đông đều có nền tảng gia đình cơ bản và không gặp quá nhiều khó khăn trong việc sinh tồn. Chính vì vậy mục tiêu công việc của một số người trẻ có rất nhiều điểm khác biệt so với thế hệ trước.

Mục tiêu nâng cao mà thế hệ nhân viên mới theo đuổi tại nơi làm việc là các kênh thăng tiến cũng như khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai, và họ cần cảm nhận được giá trị của bản thân. Trái lại, chỉ có một phần nhỏ Gen Z sẵn sàng tận tâm với công việc, còn lại ai cũng muốn được nghỉ ngơi và chỉ làm cho đủ sống.

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống
Nhiều người trẻ phớt lờ việc làm thêm giờ mà chỉ muốn làm đủ sống. Ảnh: Naver

Nhiều người đi làm lâu năm cho rằng không tăng ca sẽ khiến những bộ phận khác bị chậm tiến độ làm việc. Bởi dù sao tăng ca cũng là đôi bên cùng có lợi, ở lại công ty càng lâu, nhân viên sẽ được trả càng nhiều tiền, thậm chí còn được lãnh đạo đánh giá cao.

Nếu như chuông báo hết giờ làm vang lên, cả công ty vẫn miệt mài ở lại tăng ca, thì cũng chỉ có những nhân viên lâu năm cảm thấy xấu hổ nếu một mình ra về. Phần lớn giới trẻ chẳng ngại ngần mà chỉ làm đúng nhiệm vụ của mình, họ không thể bỏ lỡ những buổi hẹn cà phê cuối tuần hay đơn giản chỉ đi shopping sau giờ làm.

Trong khi các công ty luôn đề cao sự linh hoạt của nhân viên thì một bộ phận giới trẻ lại phản đối điều đó bằng cách tắt thông báo điện thoại. Theo đó, thói quen tắt thông báo các nhóm chat của công ty ngay sau khi hết giờ làm hoặc ngày nghỉ đã trở thành thói quen của một số bạn trẻ, họ không muốn bị làm phiền hay phải nhận công việc từ trên trời rơi xuống dù đang ở nhà.

Trên lý thuyết, ai cũng đồng ý rằng ngày cuối tuần là ngày nghỉ của nhân viên, nếu đã thỏa thuận rõ trên hợp đồng đây là ngày không phải làm việc, thì họ có quyền không nhận xử lý bất kì công việc gì. Tuy nhiên trong thực tế, dân văn phòng khó có thể nhắm mắt làm ngơ khi công việc có phát sinh bất ngờ.

Chia phe trước quan điểm: Sống để làm hay làm để sống
Không phải ai cũng sẵn sàng đánh đổi những lợi ích của bản thân cho công việc. Ảnh: Naver

>>Xem thêm: Hát ngoài đường được 30 - 40 triệu/ngày, netizen: Kiếm tiền thời 4.0

Sống để làm việc hay làm việc để sống đều có mặt lợi và mặt hại song nó lại thích hợp với hoàn cảnh của từng người chứ không có bất kỳ quy chuẩn nào. Mục tiêu của mỗi người mỗi khác nên chắc chắn khi họ chịu đầu tư một điều gì đó thì sẽ nhận về kết quả tương ứng trong tương lai.

Xem thêm nhiều bài viết hay, hấp dẫn tại Bestie!

NHỮNG CÁCH SIÊU ĐƠN GIẢN ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN VÀ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

Từ khi còn là sinh viên đại học, ngoài việc học tập thì chúng ta đừng ngần ngại mà hãy va chạm, tìm kiếm nhiều cơ hội làm việc để hoàn thiện mình. Hãy tham khảo một vài cách sau để biết mình thành một phiên bản hoàn hảo nhất bạn nhé! 

Hãy luôn chăm chỉ, kiên trì khi theo đuổi mục tiêu của mình để dễ dàng tạo ra các "bước nhảy", hoàn thiện lần lượt các mục tiêu và tiến thẳng đến thành công. Ngoài ra, việc luôn không ngừng trau dồi tri thức, tìm được một người bạn đồng hành cũng rất quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Stylist Kye Nguyễn: Ngọc Trinh rất hiền và không có đời tư phức tạp"
Scroll to top