Dì Sáu đã có thâm niên gần 50 năm bán gỏi khô bò, vì quầy hàng nằm đối diện công viên Lê Văn Tám, nên mọi người cũng quen gọi là gỏi khô bò Lê Văn Tám. Dù thực đơn không quá phong phú, chỉ bán các món trộn như gỏi khô bò, gỏi cuốn, tré trộn, bánh tráng trộn, thế nhưng nhờ công thức pha nước chấm thơm ngon đậm đà, cộng thêm duyên bán hàng thuận lợi nên quầy hàng lúc nào cũng đông khách.
>> Xem thêm: Quỳnh Trần JP xuất hiện với gương mặt hậu "dao kéo", được khen trẻ
Vì quầy hàng tồn tại đã lâu, thế nên khách quen cũng có đủ mọi lứa tuổi, từ các cô chú cho đến các bạn học sinh, ai cũng thích ăn gỏi khô bò của dì Sáu. Gần nửa thế kỷ trước, dì Sáu đi bán phụ cho một người dì, sau vài năm thì được cho luôn xe gỏi khô bò làm kế sinh nhai, cứ thế dì Sáu bén duyên làm "bà chủ" đến bây giờ.

Hồi đó một dĩa gỏi có 50 xu, sau lên 5 nghìn, rồi 15 nghìn, và hiện tại đã lên 25 nghìn. Đối với gỏi khô bò thì nguyên liệu gồm có đu đủ bào, khô bò, đậu phộng, bánh phồng tôm, rau răm, nước tương, sốt ớt. Chỉ đơn giản vậy thôi mà quầy hàng của dì Sáu chưa bao giờ vơi khách, thậm chí dì phải thuê tới 10 người phụ bán, đó là chưa cộng thêm số người chuẩn bị nguyên liệu ở nhà.
>> Xem thêm: Thầy giáo dạy Toán quyến rũ nhất 5 năm trước giờ ra sao?
“Dì không rõ công thức làm gỏi cụ thể như thế nào, vì mọi nguyên liệu đều do chị của dì làm, dì chỉ mang đi bán. Người thân trong gia đình phải phụ thêm vì số lượng hàng rất nhiều, nhưng nêm nếm chính vẫn là bà chị”, dì Sáu chia sẻ trên Trí thức trẻ.

Trung bình mỗi ngày dì Sáu bán hơn 5.000 dĩa gỏi, chính vì đắt hàng như vậy nên có thời điểm mọi người xung quanh bàn tán “dì Sáu giàu lắm, bán khô bò mà nuôi con du học Mỹ cơ mà”. Cứ tưởng đây chỉ là lời đồn cho vui, ai dè dì Sáu có một cậu con trai được dì cho đi du học Mỹ thật. Hiện con trai đã ăn học thành tài nhưng vợ chồng dì Sáu vẫn chăm chỉ buôn bán vì không muốn bỏ nghề.

Mỗi ngày từ 1h trưa tới 9h tối, quanh chiếc xe gỏi của dì Sáu luôn tấp nập khách, ai mua mang về thì dựng xe dọc theo lề đường, ai ăn tại chỗ thì sang phía công viên Lê Văn Tám ngồi ăn. Nhờ buôn bán đắt hàng nên các chị em, con cháu của dì Sáu cũng có thêm công việc ổn định để làm. Dì Sáu phụ trách cân đo liều lượng nguyên liệu, những người khác chia nhau cột nước sốt, đóng hộp, tính tiền, tuy vất vả nhưng cả nhà đều cảm thấy rất vui.


Trường hợp bán hàng ăn vỉa hè vẫn dư tiền cho con du học Mỹ như dì Sáu là khá hiếm thấy. Chắc chắn dì Sáu và gia đình phải làm việc rất chăm chỉ, cũng như động viên con cháu cố gắng vươn lên, bởi việc đi du học không phải cứ có tiền là được, và buôn bán hàng ăn vỉa hè là công việc đòi hỏi rất nhiều công sức. Điều đó càng làm mọi người thêm nể phục và ngưỡng mộ dì Sáu nhiều hơn.
Tải app Bestie để cập nhật nhanh những thông tin hay và bổ ích nhé!

Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ NẾU BẠN LUÔN GHI NHỚ VÀ THỰC HIỆN 6 THÓI QUEN ĐƠN GIẢN SAU
Nếu bạn cũng mong muốn được “buôn may bán đắt” khi dinh doanh hàng ăn như dì Sáu, thì trước hết hãy lưu lại một số chú ý quan trọng dưới đây nhé.
Luôn học hỏi và có thái độ cầu tiến: Một khi bạn tích lũy được càng nhiều kiến thức và kinh nghiệm thì khả năng thất bại của bạn sẽ càng thấp. Ngược lại, nếu bạn quá tự phụ, muốn nhanh chóng gặt hái thành công trong ngắn hạn mà không tính toán đường dài thì sẽ rất khó duy trì được doanh thu ổn định.