Ông bà ta có câu "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" bởi đây là ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Theo quan niệm của người xưa, ngày Rằm đầu tiên của năm mới âm lịch là thời điểm thích hợp để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. Vì thế, vào ngày này dân ta thường đi chùa lễ Phật hoặc các đền miếu, di tích lịch sử để cầu bình an, tốt lành trước cho bản thân sau cho gia đình. Đồng thời, chuẩn bị những mâm cỗ dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng tấm lòng thành kính đối với chư Phật, các đức thánh, ông bà, tổ tiên.

>> Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 thế nào cho đúng để mang lại may mắn cho gia chủ tránh rước vong về nhà?
Ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thịnh soạn để cầu bình an, no đủ cho cả năm. Tuy nhiên, tuỳ vào phong tục của mỗi vùng miền mà lễ vật dâng hương sẽ có những món khác nhau. Thông thường, người ta sẽ chuẩn bị các món sau:
- Mâm cơm chay hoặc mặn với các món quen thuộc như: Xôi, gà luộc, các loại giò, canh, rau củ,...
- Mâm cỗ ngọt: Nhang, hoa, quả, trầu cau, tiền vàng mã..
Và dù có dâng lễ như thế nào cũng nhất định phải bày 5 loại quả này lên bàn thờ để cầu một năm tràn đầy vượng khí.

Bưởi - Tròn đầy viên mãn
Giống như mâm ngũ quả ngày Tết với ý nghĩa cho một năm mới an khang, thịnh vượng, thì vào ngày Rằm tháng Giêng bạn nên đặt 1 quả bưởi trên mâm lễ. Theo quan niệm dân gian xưa, quả bưởi tròn đầy tượng trưng cho sự sung túc, đoàn tụ các thành viên trong gia đình, đồng thời người ta tin rằng việc bày bưởi trên mâm cỗ còn đem lại may mắn và như một lời chúc phúc cho gia chủ.

Không những thế, trái bưởi căng tròn và mát ngọt trong tiếng Hán có phát âm gần giống với chữ "con trai", bởi vậy nhiều người muốn cầu lộc về đường con cái thường chọn cúng bưởi. Để có được những trái bưởi đẹp và ngon, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Ưu tiên những quả màu sáng có phần vỏ căng. Những nốt gai trên vỏ nở to tò là bưởi chín, vị sẽ ngọt và ngon hơn.
- Búng nhẹ vào phần vỏ của quả bưởi, nếu phát ra tiếng cạch cạch thì đó là vỏ mỏng và ấn vào nếu thấy cứng tay thì quả còn tươi, có thể mua về.
- Nên chọn những quả có cuống to và tươi.
- Cầm quả bưởi lên nếu thấy nặng tay là mua được.
Táo - cầu may mắn, phát tài
Táo có màu đỏ vì vậy trong phong thuỷ mang rất nhiều ý nghĩa tốt lành và tượng trưng cho sự may mắn. Không những thế, nó còn đại diện cho sức khoẻ, sự hoà hợp, phú quý và giàu sang. Người ta tin rằng, sự hiện diện của táo đỏ trên mâm cúng Rằm tháng Giêng sẽ giúp gia chủ chiêu tài lộc, gia đạo bình an, đường công danh cũng rộng mở. Tuy việc mua táo không quá cầu kỳ, nhưng cũng cần có bí quyết.
- Mua những quả táo có kích thước vừa phải, không quá to hay quá nhỏ.
- Những quả có phần vỏ sần sùi sẽ ngon hơn, bởi những quả táo vỏ mịn thường sẽ bị chua.
- Phần cuống tươi và gắn chặt với quả.
- Táo chín tự nhiên có mùi thơm, ngược lại táo chín ép có mùi chua.
- Nếu nắn bề mặt của táo còn cứng và mọng nước thì nên mua.

Phật thủ - cầu bình an, sự nghiệp
Theo quan niệm dân gian, phật thủ có hương thơm quyến rũ và màu sắc đẹp mắt, do đó loại quả này được trưng bày trên bàn thờ tổ tiên để mong cầu may mắn và bình an. Dâng quả này giúp giữ chân được Phật, thần linh và gia tiên ở lại lâu hơn trong nhà, độ trì cho gia chủ về sức khỏe, công danh, sự nghiệp sao cho mọi sự đều thuận lợi.
Bên cạnh đó, phật thủ có hình dạng nhiều tay, tượng trưng cho bàn tay phật luôn che chở và ban phước lành đế cho gia đình. Chính vì vậy, phật thủ thường được đặt vào chính giữa mâm cúng để cầu mong những điều tốt lành. Cách chọn mua phật thủ rất cũng đơn giản như sau:
- Nên chọn mua những quả có nhiều tay, xếp thành nhiều vòng tròn nhìn như hình bông hoa đẹp mắt.
- Chọn quả căng mọng và cứng cáp, ưu tiên có màu vàng sẽ để được lâu hơn.
- Nên đếm tay phật thủ trước khi mua theo vòng tròn Thịnh - Suy - Bĩ – Thái. Nếu tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh hoặc chữ Thái thì nên mua.
- Phật thủ đẹp thường có 20 - 30 tay, các số tay ở vòng ngoài tương ứng với các con số mang ý nghĩa phát lộc khác nhau.
Lưu ý, không ngâm phật thủ trong nước muối, mà chỉ nên sử dụng khăn ẩm lau cho sạch. Sau đó, quét 1 lớp rượu trắng lên quả sẽ bảo quản được lâu hơn.

Khế - Thoát nạn, tránh họa
Loại quả dân dã này tưởng chừng chỉ xuất hiện trong câu chuyện "ăn khế trả vàng", thế nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa và được khuyên nên có mặt trong mâm cúng Rằm tháng Giêng. Trong tiếng Hán Việt xưa, chữ khế có nghĩa là "tháo chạy". Vì thế, loại quả này mang ý nghĩ đuổi vận xui, tránh hoạ và thoát nạn thường có mặt trên bàn thờ vào ngày Rằm đầu tiên của năm. Để có những quả khế ngon, ngọt và đúng tiêu chuẩn dâng hương thì phải lựa chọn thật kỹ.
- Chọn quả có múi to, căng mọng và nhiều nước.
- Nên mua những quả hơi xanh, chưa chín vàng vì loại này rất dễ bị thối.
- Có thể chọn khế chua hoặc ngọt đều được.
- Chọn khế tươi, có cành, có lá như thế sẽ đẹp và nhiều lộc hơn.

>> Đừng bỏ lỡ: Cô gái trữ vàng hàng tháng, sau 4 năm chắt bóp giờ sống ổn mùa dịch
Chuối - Đùm bọc, sum vầy
Người miền Bắc quan niệm, chuối là biểu trưng cho sự sum vầy, đầm ấm. Nải chuối nhiều quả ngửa lên trên giống như bàn tay che chở, bảo bọc cho cả gia đình. Tuy nhiên, người miền Nam lại kiêng kị việc đặt chuối lên bàn thờ bởi từ chuối có thể đọc thành "chúi" mang ý nghĩa không may mắn. Do vậy, tùy vào từng vùng miền mà gia chủ có thể chọn chuối dâng lên bàn thờ hay không.
- Nên chọn những nải có số quả lẻ bởi người xưa cho rằng số lẻ biểu thị cho sự sinh sôi.
- Chuối có hình dạng cong đều để có thể ôm được các loại quả khác.
- Ưu tiên những nải chuối có quả to, đều và phần núm còn nguyên, đặc biệt không có dấu hiệu đen hay dập
- Không chọn chuối chín vì sẽ dễ bị rụng và hỏng.

Bên cạnh mâm ngũ quả, thắp hương cũng là một nét văn hoá truyền thống đẹp của người Việt ta bao đời. Đây là nghi thức luôn đi kèm với việc dâng lễ vật ơn trên, bởi lẽ đó gia chủ cũng nên có thêm các bài khấn cảm ơn Phật trời và ông bà tổ tiên đã chở che, đồng thời bày tỏ lòng thành tâm mong cầu gia đình luôn bình an.

Bày trí mâm ngũ quả là cách để bạn gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp, cầu cho mọi sự thuận lợi. Các bạn có thể chia sẻ bài viết này cho bạn bè để mọi người cùng chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng được chu đáo, và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhé!
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie
MÂM CỖ CÚNG RẰM THÁNG 7 TUY ĐƠN GIẢN NHƯNG ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA MONG CẦU BÌNH AN
Lễ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ nhất bao gồm 4 lễ: Lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh, lễ cúng gia tiên và lễ cúng chúng sinh. Chuẩn bị mâm lễ gồm các món chay và hoa để dâng lên bàn thờ Phật. Đối với mâm cúng thần linh và gia tiên bạn bạn có thể chuẩn bị 1 số món sau: 1 con gà trống, xôi, bình hoa tươi, dĩa trái cây tươi, rượu và nước,... Lễ cúng chúng sinh gọi là cúng thí thực cô hồn, lễ cúng sẽ được đặt ngoài trời sẽ gồm muối, gạo, cháo trắng, kẹo, tiền vàng,... Để lễ cúng diễn ra suôn sẻ nên tránh cúng trước Rằm tháng 7 hoặc sau 15/7.