Theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà lễ ăn hỏi có tên gọi và cách tổ chức khác nhau. Theo phong phục, đám hỏi được tổ chức tại tư gia nhà gái cùng với đôi uyên ương mới, bố mẹ hai bên gia đình và họ hàng thân thiết. Vậy để có buổi lễ diễn ra suôn sẻ và ấm cúng chúng ta cùng chuẩn bị gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đám hỏi sẽ được diễn ra chính tại nhà gái, thế nhưng nhà trai cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết cho buổi lễ.
1. Lau dọn bàn thờ ông bà
Được xem là khâu đầu tiên nhà trai cần trang trí lại nhà cửa. Trên bàn thờ gia tiên cần được thay hoa, nước mới, bày mâm ngũ quả, rượu, thuốc lá, và thắp nhang trước khi khởi hành sang nhà gái.
2. Lên danh sách người tham dự
Người tham dự sẽ có cha mẹ, cô, dì, chú, bác và những người lớn trong gia đình. Khi nhà trai tới cổng nhà gái thì người đại diện cùng chú rể bưng khay trầu, khay rượu; số người đi cùng chú rể là số chẵn.

3. Tìm người chủ hôn
Người chủ hôn thường người lớn tuổi, là các bậc trưởng bối có vai vế trong gia đình dòng tộc, đức cao vọng trọng, được nhiều người kính nể. Đặc biệt là hiểu rõ lễ nghi và ăn nói lưu loát.
4. Trang phục đám hỏi cho nhà trai
Chú rể nên chú ý lựa chọn trang phục, vì không chỉ thể hiện nét đẹp bản thân mà còn nói lên sự trân trọng dành cho nhà gái. Với sự kiện trọng đại của cuộc đời, chú rể có thể lựa 1 trong 2 trang phục điển hình sau: Bộ đồ comple hoặc áo dài khăn xếp.
5. Sính lễ mâm quả đám hỏi
Sính lễ tuỳ vào phong tục tập quán của từng vùng miền mà nhà trai quyết định số lượng tráp lễ. Theo phong tục miền Bắc số tráp là số lẻ từ 3-11 tráp, ngược lại ở Nam là số chẵn từ 4-10 tráp.
6. Chọn mua nhẫn đính hôn
Loại nhẫn đại diện cho tình yêu thường đính đá quý hoặc kim cương. Nhiều nàng dâu yêu sự cầu kỳ sẽ chọn những viên đá có hình dáng tinh xảo. Lưu ý, khi mua nhẫn cưới xong, phải gói lại đem cất và không cho người thứ 3 thấy trước ngày lễ.
7. Tiền nạp tài đám hỏi
Một trong những nghi thức bắt buộc có trong lễ ăn hỏi là chuẩn bị tiền nạp tài. Tuỳ vào điều kiện kinh tế mà số tiền trong phong bị có sự khác nhau.

8. Người bưng quả đám hỏi nhà trai
Theo phong tục truyền thống thì những người bưng mâm quả là con trai chưa vợ và nhỏ tuổi hơn chú rể. Thông thường là bạn bè hoặc anh em của chú rể.
9. Phương tiện di chuyển
Lễ ăn hỏi được tổ chức tại tư gia nhà gái, nên nhà trai cần chuẩn bị phương tiện di chuyển. Nhà trai có thể chọn thuê ô tô, xe khách 16 chỗ,...
10. Quay phim & chụp hình
Việc lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ cũng được nhiều cặp đôi quan tâm. Lựa chọn ekip quay phim chụp hình uy tín và chất lượng sẽ giúp bạn ghi lại nghi lễ quan trọng này.

>>> Xem thêm: Mai anh đào sắp nhuộm hồng Đà Lạt, nhanh chân còn kịp check-in
11. Phong bì lì xì cho đội bưng quả
Số tiền đặt trong phong bao lì xì cho đội bê tráp thường có mệnh giá: 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng hoặc lớn hơn. Tùy vào điều kiện kinh tế mà chuẩn bị mệnh giá tiền phù hợp.

Nếu như nhà trai với vai trò chuẩn bị lễ vật sang nhà gái. Thì gia đình nhà gái cũng phải có sự chuẩn bị trong nghi lễ, cũng như trang trí nhà cửa để thể hiện sự tôn trọng, lòng hiếu khách dành cho nhà trai và quan viên hai họ.
1. Sửa sang, dọn dẹp nhà cửa
Cũng tương tự như nhà trai, bên nhà cô dâu cũng cần dọn dẹp, trang trí và sắp xếp nhà cửa: cổng hoa, phông bạt,... Đặc biệt, bàn thờ gia cần được trang trí kỹ lưỡng, lau dọn tươm tất. Cắm hoa tươi, bày mâm rượu quả, nhang thơm,...
2. Lau dọn bàn thờ ông bà
Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra nghi thức quan trọng - dâng hương của cô dâu, chú rể thể hiện sự thành kính và mong cầu được phù hộ cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Vì vậy, đây là vị trí cần được dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng lộng lẫy nhằm thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

3. Lên danh sách người tham dự
Đám hỏi là một buổi lễ nhỏ, ấm cúng, là nghi thức hứa cưới gả giữa hai bên gia đình. Vì thế những khách mời tham dự phần lớn là họ hàng thân thích.
>>>Xem thêm: Bí Mật Làng Mốt tập 1: Anh Thư sắp quay trở lại màn ảnh
4. Tìm người làm chủ hôn
Chủ hôn là người chủ trì buổi lễ, quyết định đến trình tự tổ chức, các nghi lễ trong ngày quan trọng của đôi uyên ương mới. Bởi vậy, trong đám hỏi, chủ hôn đám cưới đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ưu tiên chọn người đàn ông được trọng vọng trong dòng họ.

5. Trang phục đám hỏi cho nhà gái
Bạn có thể thuê hoặc đặt may trang phục cho đám hỏi. Áo dài là trang phục không thể thiếu trong ngày trọng đại này. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt và nhớ rằng nếu đặt may thì nên chuẩn bị trước khoảng 1 tháng nhé.
6. Trang điểm cô dâu và người nhà
Trang điểm cô dâu ngày ăn hỏi có tiêu chuẩn khác nhau. Trong ngày ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài đỏ, trắng, kem, be hoặc hồng, do đó việc makeup và trang điểm sẽ phải sao cho phù hợp nhất với trang phục sao cho mang đến hình ảnh xinh đẹp thật tự nhiên và chân thành trước quan viên hai họ.

7. Trang trí đám hỏi nhà gái
Với đám hỏi thì hầu hết mọi người đều lựa chọn tổ chức tại gia. Bởi lẽ đây là buổi tiệc nhỏ gọn, chỉ bao gồm các bạn bè thân thiết, hơn nữa tổ chức tại nhà còn tiện cho việc thắp hương cũng như xin phép gia tiên. Cũng bởi vậy, việc trang trí nhà cửa là điều không thể bỏ qua. Nếu cần thiết thì bạn có thể thuê các dịch vụ trang trí để tạo nên một không gian sang trọng, ấm cúng và phù hợp với lễ ăn hỏi.
8. Người bưng quả đám hỏi nhà gái
Đội đỡ tráp bên nhà gái thường là các cô gái chưa chồng và trẻ hơn hoặc bằng tuổi cô dâu. Tùy vào phong tục mỗi địa phương mà có quan niệm việc em gái bưng mâm quả cho chị gái khác nhau.

Cặp đôi yêu nhau lâu đều mong muốn có được cái kết viên mãn9. Đãi tiệc trong ngày đám hỏi
Bạn có thể đặt tiện tại gia nếu gia đình có đủ không gian rộng rãi, hoặc có thể đặt bạn tại các nhà hàng, khách sạn. Nếu gia đinh bạn không mời quá nhiều khác thì có thể lựa chọn tự làm cỗ.
Trên đây là một số gợi ý nhỏ cho lễ ăn hỏi nhà trai và nhà gái thêm toàn vẹn và thành công trong ngày trọng đại của cuộc đời. Những cặp cô dâu – chú rể nên tham khảo thật kỹ những điều cần chuẩn bị để giữ lại trọn vẹn từng khoảnh khắc ý nghĩa này nhé.
Xem thêm những thông tin hấp dẫn khác tại Bestie.
ĐỖ MỸ LINH VÀ CHỒNG THIẾU GIA HÔN NHAU NGỌT NGÀO TRONG LỄ ĂN HỎI
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh - ông xã Đỗ Vinh Quang đều sinh ra và lớn lên tại phố cổ Hà Nội. Gia đình hai bên coi trọng nề nếp, văn hóa cổ truyền vì thế lễ hỏi của cặp đôi tuy đơn giản đậm chất truyền thống. Chú rể bảnh bao ngồi trên xích lô đến nhà gái, cô dâu nền nã trong tà áo dài trắng. Tại lễ ăn hỏi, cặp đôi dành cho nhau ánh mắt tràn ngập hạnh phúc. Bạn bè và người thân gửi những lời chúc mừng cho tình yêu của cặp đôi đi đến hồi kết thật đẹp.