Sầu riêng là trái cây thơm ngon, giá bán khá cao, vào mùa vụ có thể lên đến 200 nghìn đồng/kg, vì vậy người nông dân trồng sầu riêng phải chăm sóc nó kỹ lưỡng. Do đặc tính của sầu riêng, ngoài việc khi chín sẽ có mùi thơm đặc trưng thì hình thù bên ngoài không có gì khác biệt. Tuy nhiên nếu đợi đến khi sầu riêng có mùi thơm thì đã chín tới, thương lái không kịp vận chuyển buôn bán.
Từ đó đã xuất hiện nghề gõ sầu riêng, người nông dân sẽ có nhiệm vụ phân biệt trái nào có thể thu hoạch bằng cách gõ vào cuống, thu nhập khá cao từ 1 đến 3 triệu đồng/ngày, nhưng vẫn khan hiếm nhân lực.

>>> Xem thêm: Chiếc tủ lạnh "độc lạ" của bà, đồ ăn chất kín mít, cần món gì cũng có
Nghe thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên để phân biệt trái sầu riêng nào còn non và trái đã có thể thu hoạch là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi người nông dân phải có kinh nghiệm trồng hoặc tiếp xúc lâu năm với sầu riêng. Bí quyết được nhiều người truyền tai nhau chính là gõ vào cuống trái sầu riêng, nếu nghe tiếng "bộp bộp" có nghĩa là sầu riêng đã chín, còn nếu âm thanh "boong boong" vang vọng có nghĩa là trái còn non.


Trên lý thuyết là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thuần thục được cách phân biệt sầu riêng. Để chính xác nhất, những người nông dân dày dặn kinh nghiệm còn phân tích dựa trên gai cứng của trái sầu riêng. Bên cạnh mức lương cao từ 1 đến 3 triệu đồng/ngày, công việc này còn khá nguy hiểm khi phải leo trèo trên cây sầu riêng cao, còn cầm theo con dao để vừa gõ vừa cắt cuống sầu riêng.
Chính vì vậy, dù thu nhập cao nhưng vẫn có ít người đủ kinh nghiệm và chịu khó để có thể bám trụ lâu với nghề, vào mùa vụ người nông dân thường khan hiếm nhân lực, phải huy động người thân hoặc tự mình gõ sầu riêng.

Tương tự nghề gõ sầu riêng "độc lạ", ở Trung Quốc cũng có nghề bay lượn trên ngọn trúc cao hàng chục mét để thu hoạch ngọn. Nghe thì có vẻ phi lý, làm sao người bình thường có thể bay lượn trên không trung mà không cần dụng cụ hỗ trợ gì, thế nhưng ông Mao Khang Đạt đã làm công việc này mấy chục năm qua. Đây còn là nghề truyền thống, tuy nhiên do sự nguy hiểm của nó nên nhiều người trẻ không dám thử sức, ông Mao Khang Đạt cũng người cuối cùng có khả năng bay lượn trên ngọn trúc.
Do được làm quen với rừng trúc từ nhỏ nên ông Mao rất quen thuộc với nơi đây, dựa vào sức đẩy tự nhiên của cây trúc ông có thể di chuyển từ ngọn này sang ngọn khác, mệt thì ngồi nghỉ ngay trên ngọn trúc. Dù bán ngọn trúc không thu được nhiều lợi nhuận như trước, nhưng vì giữ gìn nghề truyền thống ông Mao vẫn bám trụ với nghề.



>>> Xem thêm: Cụ ông nửa đời bay lượn trên ngọn trúc: Hóa ra là nghề truyền thống

Quay trở lại với nghề "độc lạ" gõ sầu riêng, có thể thấy đây là bước quan trọng để người nông dân thu hoạch đúng, không bị mất uy tín với thương lái, cũng như tránh thiệt hại khi hái nhầm trái non. Thế nhưng, vì độ nguy hiểm và đòi hỏi kinh nghiệm cao nên ít người có thể bám trụ với nghề. Tôi nghĩ để phát triển nghề này những người nông dân lành nghề nên truyền dạy kinh nghiệm cho người sau, song song với đó là tăng cường bảo vệ an toàn khi treo mình trên cây sầu riêng. Còn bạn, bạn cảm thấy nên làm cách nào để nghề này phát triển hơn? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Hãy tải ngay app Bestie để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nóng hổi nào về showbiz, giới trẻ, cộng đồng mạng nhé!
ĐỘC LẠ CÂY BƯỞI 3 NĂM CHO RA 400 QUẢ GIÁ 200 TRIỆU ĐỒNG
Bên cạnh nghề nghiệp "độc lạ", có những loại cây cũng khiến chúng ta trầm trồ vì quá khác thường, đã vậy còn đắt đỏ không tưởng. Như một cây bưởi sai trái đến không tưởng, chỉ 3 năm đã cho ra 400 quả, với cây bưởi bình thường kết nhiều quả như vậy rất dễ làm cây gãy cành.
Tuy nhiên, nhờ phương pháp lai ghép mới, mỗi quả bưởi chỉ nhỏ bằng quả cam nên cây bưởi trên mới có thể trụ nổi. Vì tính "độc lạ" và ý nghĩa nhiều quả là nhiều phúc lộc nên cây bưởi này được chủ vườn rao bán với giá 200 triệu đồng. Chủ vườn cho biết: "Để trồng được một cây bưởi dáng khủng và số lượng trái nhiều như thế này, chúng tôi phải mất đến 3 năm cho cả giai đoạn lọc phôi, ghép cây và nuôi dưỡng chúng".