Từ tâm lý "cha chung không ai khóc", những ổ gà, ổ voi trên các con đường nhựa chắc hẳn vẫn mãi còn đó, tiềm ẩn mối nguy hiểm lớn cho người đi đường. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những con người thầm lặng, không ngại khó khăn, nắng gió, ngày ngày đi vá đường. Ông Cao Văn Long (80 tuổi, Long Xuyên) chính là một trường hợp tiêu biểu. Dù tuổi đã cao nhưng ông Long vẫn đi lắp ổ gà, ổ voi mỗi ngày.

>> Xem thêm: "Hiệp sĩ khuyết" U60 chuyên vá đường, hút đinh tại Cần Thơ
Người dân nơi đây không biết tên, tuổi, nơi ở của ông Long. Tuy nhiên, ai nấy đều biết rằng ông là một người rất giàu tình nghĩa, sống hết mình vì cộng đồng. Suốt hơn 8 năm qua, không ai tính được ông Long đã bỏ ra bao nhiêu tiền mua nhựa, xi măng và khiến cho bao nhiêu ổ gà, ổ voi lành lặn. Người ta cũng chỉ biết rằng, nhờ cụ ông 80 tuổi này mà đường xá mới bằng phẳng hơn, những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc cũng hiếm khi xảy ra.


"Công việc này người ngoài nhìn vào thấy vất vả, nhưng người đang làm như tôi, tôi chỉ cần vá được những cái lỗ để người đi đường di chuyển an toàn hơn là tôi thấy vui trong bụng rồi, chẳng còn mệt mỏi, vất vả gì nữa", ông Long chia sẻ trên sóng truyền hình. Ông Long chia sẻ, ông đi vá đường để rèn luyện sức khỏe là phụ, vì ích lợi cho cộng đồng là chính. Khi nào nhựa, cao su không còn nữa hay khi ông không còn sức thì ông mới thôi làm.


>> Xem thêm: Cựu lính đặc công Việt Nam dùng toàn bộ lương hưu xây 28 chiếc cầu
Tương tự ông Cao Văn Long, người đàn ông U60 tên Nguyễn Hồng Dân (thường gọi Ba Dân) ở Cần Thơ cũng ngày ngày thầm lặng vá đường miễn phí và hút đinh, sắt trên đường. Dù có đôi chân khiếm khuyết, không thể di chuyển dễ dàng như bao người nhưng ông Ba Dân vẫn cố gắng đi vá đường và hút đinh mỗi ngày. Đáng nói, ông còn trích tiền bán vé số của mình để mua sắm dụng cụ, làm việc thiện này.




Nhắc tới những "hiệp sĩ đường phố" ngày ngày vá đường, ta không thể không kể đến ông Nguyễn Viết Tuynh (sinh năm 1955, Bình Phước) - người đã dành nhiều năm để vá lại những lỗ hỏng dọc theo con đường ĐT756 (đoạn qua huyện Hớn Quản, xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước). Được biết, ông là một lính Bộ binh đã về hưu, trước phục vụ cách mạng, nay dành thêm sức lực của mình để giúp đỡ người dân có đường bằng phẳng để đi.


Trở lại với ông Long, có thể nói, ở tuổi 80, ông hoàn toàn có thể an hưởng tuổi già của mình nhờ phước của con cháu, nhưng ông vẫn dành công sức của mình để vá đường, giúp đỡ người dân. Đó là một việc làm vô cùng cao cả và đáng được tuyên dương. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của ông Long? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
7 CÁCH RÈN LUYỆN ĐỂ NÃO BỘ LINH HOẠT, MINH MẪN TỚI GIÀ
Có được sức khỏe tốt, đầu óc minh mẫn như ông Long để làm việc thiện khi về già là điều mà chắc hẳn nhiều người mong muốn. Tuổi tác ngày càng cao và trí óc chúng ta sẽ ngày một kém đi. Nhưng ta cũng hoàn toàn có thể rèn luyện được não bộ linh hoạt, minh mẫn tới già nhờ những cách sau.
Bài tập đầu tiên, hãy tập trung nhìn vào một vật trong vòng 10 phút mỗi ngày. Đây một phương pháp rèn luyện sự tập trung. Đó là ngồi trong một căn phòng yên tĩnh, tập trung nhìn vào một vật (lọ hoa, tranh vẽ, ảnh chụp…) trong vòng 10 phút. Bài tập thứ hai, hãy sử dụng văn bản nhiều màu sắc, có in chữ đối lập với màu sắc đang có để rèn luyện khả năng phản ứng của não bộ...