Câu chuyện của Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp) chia sẻ về người cha của mình nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Theo đó, cha của anh Nhân là một thầy giáo, vào nghề dạy học từ những năm 1960. Anh chia sẻ, thời điểm ấy, vấn đề hồ sơ, sổ sách của người thầy không có yêu cầu quá cao, không có sẵn biểu mẫu. Vì thế, ông phải dùng tập 100 trang để tự tạo một quyển sổ chủ nhiệm của riêng mình.

>> Xem thêm: Minh Tú từ Hoa hậu Siêu quốc gia đến người thầy đứng sau Miss Grand
Anh Nhân được cha dạy rằng, một người thầy phải hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh, biết chén cơm manh áo có đủ no, đủ lành hay không thì mới có thể tìm ra cách dạy dỗ, yêu thương phù hợp với từng em. Thời ấy, vì hiệu ảnh ở xa, cha của anh Nhân tự mượn máy ảnh để chụp ảnh chân dung cho từng học trò, in ra và dán vào góc trái phần thông tin của các em trong quyển sổ. Bởi, khi dán ảnh, ông sẽ nhớ lâu về các em, nhớ từ những chi tiết nhỏ như chiếc răng khểnh, mái tóc húi cua...


Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến cận kề, câu chuyện của anh Nhân đã phần nào lan tỏa thêm những điều tích cực, ý nghĩa mà người thầy dành cho các em học sinh. Từ đó, câu chuyện về người thầy có tâm cũng truyền thêm nhiều động lực yêu nghề sư phạm của nhiều thầy cô giáo ngoài kia.

Cái tâm của thầy cô giáo luôn nhận được sự công nhận của mọi người. Chính vì thế, nghề sư phạm là một trong những nghề cao quý, được nể trọng trong xã hội hiện nay. Mới đây, cô giáo Nguyễn Vy Oanh đã chia sẻ hành trình "cõng chữ lên non" của mình tại một lớp học ở xã nghèo cũng khiến dân tình không khỏi ngưỡng mộ. Ngày nhận lớp, lớp học cô chuẩn bị dạy học khá cũ kỹ, đầy rác và bụi bẩn...

>> Xem thêm: Cô giáo “một chân” miệt mài vượt 30km mang con chữ đến lớp mầm non
Để các em nhỏ có không gian học tập gọn gàng, tươm tất hơn, cô Oanh đã nhờ các phụ huynh cùng góp sức dọn dẹp, sửa sang lại lớp học. Phần sân đầy rác đã mau chóng được quét sạch, cô Oanh cũng trồng thêm những hàng hoa xinh đẹp. Bên trong lớp học, cô cùng phụ huynh sơn sửa và trang trí lại cho vui mắt hơn. Có thể nói, cô Oanh đã không ngại bỏ công, bỏ sức, cùng phụ huynh sửa sang lớp học để các em có nơi học tập tốt nhất.



Trở lại với câu chuyện người thầy ghi chép lại cẩn thận thông tin của từng em học sinh, có thể nói, câu chuyện mà anh Hữu Nhân chia sẻ đã góp phần lan tỏa sự ý nghĩa, tích cực trong dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần. Hy vọng, những thầy cô giáo đáng kính sẽ tiếp tục làm nghề bằng cái tâm và dạy dỗ nên nhiều thế hệ học sinh tài đức. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
LÀM THEO 12 ĐIỀU NÀY ĐỂ CUỘC SỐNG LÚC NÀO CŨNG HẠNH PHÚC, VUI VẺ
Đối với các thầy cô giáo, được làm nghề và nhìn thấy từng thế hệ học sinh trưởng thành, khôn lớn là điều khiến họ vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Và chắc hẳn, trở nên hạnh phúc và vui vẻ mỗi ngày là điều mà ai cũng muốn hướng đến trong cuộc sống này. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo 12 điều sau đây để có cuộc sống như ý muốn của mình nhé!
Trước hết, bạn có thể trò chuyện với một ai đó hoặc hãy thử làm một điều gì đó giúp bản thân xả stress. Chẳng hạn, bạn có thể tự thưởng cho mình một chuyến du lịch hoặc đi mua sắm. Bên cạnh đó, bạn nên học cách yêu thương bản thân nhiều hơn để cảm thấy cuộc đời thêm tích cực và đầy ý nghĩa...