Chị Phan Lan Hương vốn là nhân viên của Tổng đài 111. Trong suốt quá trình làm việc của mình, chị nghe được không ít lời tâm sự từ các em nhỏ, những lời cầu cứu từ các nạn nhân và câu chuyện của nhiều bậc phụ huynh. Không ít ông bố, bà mẹ có con mắc chứng bệnh tự kỷ đã bày tỏ sự quan ngại với chị Hương rằng, các con sẽ làm gì để nuôi sống bản thân nếu một mai họ không còn trên đời này?

>> Xem thêm: Người phụ nữ nhặt ve chai nuôi 7 con, 3 đứa trẻ không cùng máu mủ
Từ nỗi trăn trở của các phụ huynh, chị Lan Hương quyết định thành lập Trung tâm Hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ. Chị cho rằng, dù nước ta có nhiều trung tâm dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng hầu hết đều chỉ dạy một công đoạn của nghề. Chị Hương muốn dạy cho các con trọn vẹn nghề nghiệp, để các con có thể làm ra sản phẩm và nuôi sống bản thân từ nghề đó.


Chị Hương và các cô giáo bắt đầu dạy những đứa trẻ môn hội họa. Bởi, đối với những em nhỏ đặc biệt này, hội họa là môn dễ tiếp thu nhất. Các con chỉ cần nghe một bản nhạc là có thể sáng tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh. Nhiều em cũng thể hiện được khả năng nhìn tranh vẽ lại của mình. Sau khi đã "cứng tay", các em sẽ tiếp tục được học nghề thủ công như làm sổ, vẽ trang trí túi, làm các sản phẩm từ rác thải nhựa,...



Chị Hương chia sẻ rằng, để dạy các em nhỏ đặc biệt này, cô giáo cần có đủ sự kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là tình yêu thương bởi việc dạy các con mất rất nhiều thời gian và công sức. Có những đứa trẻ vừa học vừa chạy và la hét khắp 4 tầng nhà. Vì thế, mỗi khi các con học và tiến bộ thêm một chút, các cô đều rất vui mừng.



>> Xem thêm: Cô giáo 20 năm miệt mài may quần áo mới cho học sinh nghèo biên giới
Tùy theo từng hoàn cảnh gia đình, Trung tâm hướng nghiệp sẽ thu những khoản học phí khác nhau trong khoảng từ 2-5 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền đó đa phần là do phụ huynh muốn ủng hộ dự án đầy ý nghĩa này, và nó cũng không đủ để chi trả tiền lương giáo viên, tiền thuê nhà, tiền điện nước... Ngoài ra, các con cũng thường xuyên làm hư đồ đạc trong lớp học nên phải tốn tiền thay mới liên tục. Điều đó đòi hỏi chị Lan Hương phải "gồng" rất nhiều để duy trì được dự án.



Nhắc đến những người cống hiến công sức, thời gian của mình cho người có hoàn cảnh đặc biệt, ta không thể không nhắc đến thầy Nguyễn Văn Hoàng (54 tuổi, TP.HCM). Theo đó, trong suốt 10 năm qua, thầy đã thầm lặng dạy nghề vẽ miễn phí cho người khuyết tật ở huyện Hóc Môn, TP.HCM. Đều đặn mỗi tuần 2 ngày, thầy Hoàng chạy xe 20km đến trung tâm để dạy vẽ cho các em.



Từ nỗi trăn trở của phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ, chị Hương quyết tâm cho ra đời một trung tâm dạy nghề cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ấy. Hiện tại, dự án của chị nhận được sự ủng hộ của nhiều người và sẽ tiếp tục phát triển rộng rãi hơn trong tương lai. Bạn nghĩ sao về việc làm ý nghĩa của chị Lan Hương? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Ảnh: FB Lan Hương Phan
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
MẸ ƠI, ĐỪNG MẶC CẢM KHI CON BỊ TỰ KỶ!
Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy mặc cảm khi con tự kỷ và không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng ấy của con. Thực tế đã cho thấy rằng, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể được chữa khỏi và trở lại với cuộc sống bình thường nếu có được sự giúp đỡ của bố mẹ và tiếp cận được với phương pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ có thể làm những điều sau đây để giúp con của mình nhé:
Thứ nhất, tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ có thể thu hút sự chú ý của trẻ quá lâu. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của các bé. Ngoài ra, bố mẹ nên khuyến khích con mình vận động tinh và vận động thô. Bên cạnh đó, khi con có dấu hiệu bất thường, bố mẹ hãy quay video lại để cho bác sĩ theo dõi...