Tại kỳ World Cup 2022, chủ nhà Qatar đã đầu tư khủng cho 8 sân vận động tại quốc gia này để đăng cai World Cup. Số chi phí “xây vội” bỏ ra là hàng trăm nghìn tỷ đồng và mất hơn 3 năm trời cho một sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh này.

>>> Xem thêm: Dàn siêu sao huyền thoại của tuyển Brazil đi xem World Cup 2022

Theo tờ Daily Mail, trong 8 khu thi đấu rộng lớn “chiêu đãi” các tín đồ yêu bóng đá thế giới này thì chỉ có 1 sân được cải tạo lại, 7 sân còn lại thì được xây mới hoàn toàn, điều này khiến giới chủ Qatar mất đến 6,5 tỷ USD (khoảng 161 nghìn tỷ đồng).


Như nhìn ra được vết xe đổ của các nước chủ nhà World Cup trong lịch sử như Nga, Brazil, Nam Phi,... Các quốc gia mà sau World Cup, họ phải ngậm ngùi nhìn nhiều sân vận động từng được đầu tư cho ngày hội bóng đá lớn phải chịu cảnh hoang tàn, bỏ hoang, lỗ vốn lớn vì không có cách phục hồi kinh tế sau World Cup. Chính vì nhìn nhận được điều này, giới chủ Qatar đã có những biện pháp, kế hoạch cụ thể với các sân vận động ấy sau khi giải đấu 2022 khép lại.


Trưởng ban tổ chức World Cup 2022 tại Qatar, ông Hassan Al Thawadi cho biết các sân vận động đều được xây dựng tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững để đảm bảo sử dụng sau mùa giải. Theo tờ Doanh nhân Sài Gòn đăng tải, ông nói rằng: "Qatar đã ứng dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng tại các sân, vì thế có thể cải tạo bất kỳ lúc nào. Ngoài sử dụng vật liệu mang tính bền vững, chúng tôi cũng đã tính đến các kế hoạch khác để không xảy ra tình trạng công trình đắt tiền nhưng bỏ phí về sau".

Theo đó, chỉ có 2 sân trong số 8 sân là Ahmad Bin Ali (40.000 chỗ ngồi) và Al Janoub (sẽ giảm còn 20.000 chỗ ngồi) sẽ được giữ lại phục vụ các trận bóng đá về sau. 6 sân lớn còn lại sẽ được cải tạo hoàn toàn, tháo dỡ để chuyển thành mục đích, công năng sử dụng khác.

Chẳng hạn như sân 974, sân vận động đặc biệt này được lắp ráp từ những container, vì thế sau khi kết thúc World Cup Qatar sẽ dỡ bỏ một phần container để đưa vào sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa trở lại. Phần còn lại sẽ được tái sử dụng cho việc xây dựng trung tâm thương mại và một số mục đích khác.

Còn với sân Lusail, sân có sức chứa lớn nhất và cũng là nơi diễn ra trận chung kết World Cup 2022 sẽ được cải tạo thành trung tâm cộng đồng với các toà nhà, cửa hàng, các quán ăn uống, trường học và cơ sở y tế... nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế, thu lợi nhuận trở lại.

Sân Al Bayt - nơi diễn ra trận đấu khai mạc sẽ bị phá dỡ một phần để xây dựng bệnh viện y học thể thao, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm cùng một số tiện ích khác phục vụ cộng đồng. Còn sân Al Thumama sẽ sửa thành một khách sạn và bệnh viện thể thao. Cuối cùng, sân Education City sẽ sửa đổi và giảm xuống còn 20.000 chỗ ngồi nhằm sử dụng làm cơ sở cho sinh viên theo học tại các trường đại học ở địa phương.

>>> Xem thêm: Ảnh hot sao Việt 29/11: Đỗ Thị Hà được VTV mời bình luận World Cup
Như vậy có thể thấy giới chủ Qatar rất thông minh và có tầm nhìn xa trong việc tính toán, thu lại lợi nhuận cho quốc gia sau số tiền quá lớn mà họ đầu tư cho mùa World Cup năm nay. Điều này vừa một phần giúp họ thu hồi vốn, với phát triển kinh tế quốc gia ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Bạn nghĩ sao về các giải pháp này của Qatar sau World Cup 2022? Chia sẻ ngay với Bestie nhé!
Ảnh: FIFA World Cup
Đọc thêm bài viết hay tại Bestie!
Ý THỨC CỦA NGƯỜI NHẬT TẠI WORLD CUP: CẦU THỦ DỌN SẠCH PHÒNG THAY ĐỒ
Đội tuyển Nhật Bản nhận được cơn mưa lời khen từ người hâm mộ vì dù thắng hay thua thì cầu thủ lẫn cổ động viên xứ sở mặt trời mọc đều thể hiện được ý thức, thói quen đẹp của đất nước mình là dọn dẹp khán đài, nhặt rác và dọn dẹp sạch sẽ phòng thay đồ.
Hành động này cùa các tuyển thủ đã phần nào cho thấy ý thức của người Nhật là tốt như thế nào. Họ luôn sống trong sự kỉ luật và những đức tính đáng quý vốn có. Điều này tạo nên một hình ảnh đẹp, rất đáng để tôn trọng.