Trên thế giới có vô vàn những loại nghề nghiệp hay ho, thế nhưng bạn đã bao giờ nghe tới công việc "sờ mặt" của người khác chưa? Thậm chí công việc này còn có một cái tên vô cùng mỹ miều đó chính là "nhà khoa học cảm giác".

Trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, các sản phẩm skincare làm sao để quảng cáo tới người tiêu dùng về sự mềm mại và thẩm thấu của chúng? Lúc này các nhãn hàng sẽ phải nhờ tới những người làm công việc "sờ mặt" ấy, hay còn được biết đến là nhân viên massage mặt. Họ sẽ là người trải nghiệm và kiểm chứng sản phẩm trước khi chúng được tung ra thị trường.

Hầu hết những người làm công việc này là phụ nữ, vì so với cánh mày râu, chị em sẽ "nhạy" hơn trong các công việc có liên quan tới cảm giác. Những sản phẩm mà các "nhà khoa học cảm giác" thường làm có thể là kem dưỡng da, sản phẩm tẩy da chết, sữa rửa mặt hoặc là sản phẩm chuyên dụng để cạo râu cho đàn ông...


>> Xem thêm: "Choáng váng" với những công việc nghe tên thấy kì nhưng lương cao không tưởng
Với nghề nghiệp đặc biệt này họ cũng cần một số những yêu cầu chuyên biệt và phải trải qua nhiều bước đào tạo. Quá trình này cũng chính là để sàng lọc các thí sinh có đủ tiêu chuẩn để đáp ứng công việc hay không. Cụ thể:
Sự tập trung
Đây gần như là yếu tố cần thiết nhất bởi để có thể cảm nhận rõ ràng về sản phẩm của các nhãn hàng thì bạn cần phải tiếp xúc và xem xét một cách kĩ lưỡng. Và các công ty thường để người "sờ mặt" làm việc với 15-20 mẫu cùng lúc để so sánh. Vì thế để nhận định sản phẩm có thực sự mềm mịn và thẩm thấu, tốt như nhãn hàng muốn quảng cáo hay không thì sự tập trung là điều không thể thiếu được.
Sự tận tâm
Công việc này sẽ phải làm việc rất nhiều với bên sản xuất cũng như người mẫu thử sản phẩm. Chính vì thế việc nhiệt tình, dốc sức cho công việc sẽ giúp họ có thể phân biệt được những thay đổi của sản phẩm lên mẫu từ những thứ nhỏ nhất. Những người đi trước thường khuyên rằng ai có ý định làm nghề này thì phải trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ bản thân trước để thuận tiện hơn trong quá trình làm việc.

Thái độ khi làm việc
Ngoài sự nghiêm túc với việc cảm nhận thì một thái độ cởi mở và thân thiện cũng là yếu tố để cho mọi người có thể làm việc một cách thoải mái, từ đó tạo ra kết quả tốt nhất như các nhà sản xuất mong muốn. Các "nhà khoa học cảm giác" luôn biến những áp lực thành niềm vui và sẵn sàng đón nhận nó một cách tích cực nhất.

Với công việc này, người làm nghề "sờ mặt" chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm, thay vì sử dụng trực tiếp thì họ làm việc chủ yếu với mặt hoặc các bộ phận dùng sản phẩm của mẫu thử như lưng, toàn thân... Từ các đầu ngón tay, họ sẽ kiểm chứng xem sản phẩm đó có đúng chất lượng hay không. Có lẽ cũng bởi vì thế mà nhiều người làm nghề này cho rằng đôi tay của họ thực sự rất điêu luyện, nhạy cảm với mọi đồ vật xung quanh. Họ có thể cảm nhận được quá trình sử dụng sản phẩm chỉ thông qua việc sờ vào đồ vật ấy.

>> Xem thêm: Nghề lạ: Người mẫu bàn tay kiếm được 13 ngàn USD cho 2 giờ làm việc
Hơn hết với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực "sờ mặt" thì những người mới nên có quá trình học tập và rèn luyện để "cứng" tay nghề trước khi đồng ý nhận bất kỳ lời mời hợp tác nào của các nhãn hàng. Được biết với nghề nghiệp đặc biệt này họ có thể được trả tối thiểu là 25 USD/giờ, tương đương với gần 600.000 đồng. Thời gian làm của họ cũng chỉ từ 2-3 giờ một ngày và thông thường cả tuần họ cũng chỉ làm 2-3 ngày.

Có thể thấy công việc nghe có vẻ dễ này lại không hề dễ dàng như ta tưởng tượng. Đúng là để sở hữu mức lương đáng mơ ước thì đồng nghĩa với đó bản thân cũng phải trau dồi, học tập rất nhiều. Còn bạn, bạn muốn thử sức với nghề "sờ mặt" không, cùng chia sẻ nhé!
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
NHỮNG NGHỀ "ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ" Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam chúng ta vẫn có thể bắt gặp rất nhiều nghề nghiệp thuộc nhóm "độc lạ" như "xé" quần jeans hay ngồi im cho... muỗi đốt,... Những nghề nghiệp này nghe có phần lạ tai thế nhưng nó lại khá phổ biến và được nhiều người theo.
Như nghề ngồi im cho muỗi đốt, thực chất đây là công việc khá nghiêm túc của các bạn tình nguyện viên ở phòng thí nghiệm khoa Công trùng và Động vật y học (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương). Hay nghề "xé" quần jeans thực chất là công việc giúp cho những chiếc quần vốn nhàm chán nay có những chi tiết đặc biệt hơn, tránh "đụng hàng".
Tuy rằng tên gọi của những nghề này không quá phổ biến, thế nhưng dựa trên nhu cầu của con người, những nghề nghiệp này vẫn có chỗ đứng riêng.