Cụ thể, theo báo An ninh Thủ đô đưa tin, Sở Y tế TP.HCM đã gửi thông báo xác nhận trên địa bàn thành phố đã có ca đậu mùa khỉ đầu tiên, bệnh nhân có dấu hiệu phát sốt, nổi bóng nước đang được nhân viên Y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM theo dõi tình hình. Theo dự kiến, chiều nay Bộ Y tế sẽ thông báo thông tin cụ thể. Trong thời gian tới, bà con cần nâng cao tinh thần phòng ngừa dịch bệnh.

> > Xem thêm: Sao Cbiz chưa từng dùng giọng thật trên phim: Cúc Tịnh Y giấu giọng
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Theo công bố của Bộ Y tế, đậu mùa khỉ đang là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Kèm theo đó, Bộ Y tế giải thích rõ, bệnh đậu mùa khỉ (tên Tiếng Anh: Monkeypox) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa có trên khỉ gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người nhiễm bệnh; lây qua dịch cơ thể, vết thương hoặc lây qua vật dụng của người bệnh. Đồng thời, bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn lớn.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh đậu mùa khỉ?
Bệnh đậu mùa khỉ có dấu hiệu tương tự bệnh đậu mùa thông thường với các triệu chứng như: nóng sốt, thân nhiệt cao, đau đầu, đau cơ, suy nhược cơ thể, ớn lạnh, sưng hạch,... Đồng thời, bệnh sẽ biểu hiện qua da như phát ban, nổi mụn bóng nước gây tổn thương da trên nhiều bộ phận cơ thể gồm: mặt, bên trong miệng, lưng, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...


Mặc dù bệnh có thể giảm dần và tự khỏi trong vòng từ 2 - 3 tuần thế nhưng bệnh có mức độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vì vậy, người bệnh nếu nhận thấy mắc một trong những dấu hiệu trên cần phải theo dõi sát sao. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra dịch tễ và chữa trị kịp thời.
Phụ huynh cần làm gì để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho trẻ nhỏ
Đối diện với bệnh truyền nhiễm, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng cho lắng. Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, trẻ em dưới 8 tuổi sẽ có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ cao hơn nhóm tuổi còn lại. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát lần này, căn bệnh không quá nguy hiểm mà chỉ có triệu chứng nhẹ, có thể chủ động phòng ngừa từ sớm. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ trên trẻ nhỏ, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách phòng tránh lây lan đường hô hấp: Che miệng, mũi cẩn thận bằng khăn giấy, khăn tay hoặc khủy tay mỗi khi hắt hơi, ho. Trong trường hợp dùng bàn tay, cần rửa sạch bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn. Không khạc nhổ bừa bãi để tránh phát tán vi khuẩn thông qua dịch tiết.
2. Bố mẹ cần đeo khẩu trang cho con mỗi khi đến nơi công cộng như đi công viên, siêu thị, lớp học,... Đồng thời, bố mẹ cần nhắc nhở con thường xuyên rửa tay và sát khuẩn tay.

3. Bố mẹ không nên để con tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể, vết thương hở của bệnh nhân. Đồng thời, người lớn cần xử lý vật dụng cá nhân của người mắc bệnh, không nên để trẻ con tái sử dụng.
4. Nếu nghi ngờ con đang mắc bệnh đậu mùa khỉ, phụ huynh nên liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ, theo dõi và chữa trị kịp thời. Trong quá trình chăm bệnh cho con, bố mẹ nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp, cần đeo khẩu trang cũng như rửa tay kháng khuẩn để hạn chế việc lây bệnh. Trẻ cần cách ly tại nhà để tránh lây lan cộng đồng. Tương tự, trẻ đang mắc bệnh cần tránh tiếp xúc gần với động vật có vú như: chó, mèo, chuột,... vì cũng có thể lây lan sang chúng.


5. Khi đã xác nhận con mình mắc bệnh đậu mùa, bố mẹ cần chủ động khai báo với cơ sở y tế để địa phương chuẩn bị phương án chữa trị, phòng ngừa dịch bệnh cộng đồng kịp thời.
6. Trong quá trình chữa trị bệnh, phụ huynh cần quan tâm sức khỏe, theo dõi bệnh, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con. Song song đó, bố mẹ cần khuyến khích con tăng cường tập luyện thể dục, vận động để cơ thể mau chóng hồi phục.

> > Xem thêm: Bí quyết có vẻ đẹp bất chấp thời gian tuổi U40 của "mẹ 2 con" Tâm Tít
Hiện tại, Sở Y tế của TP.HCM vẫn đang khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh đậu mùa khỉ. Qua đó, bà con cần nâng cao tinh thần cảnh giác với bệnh tật, tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Bạn nghĩ như thế nào về căn bệnh đậu mùa khỉ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam này? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Và đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về sao trên Bestie!
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DO BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO DÀNH CHO PHỤC HỒI SAU BỆNH
Để cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và nhanh chóng phục hồi, mỗi người cần chủ động bổ sung đầy đủ các nhóm chất. Trong đó, cần ưu tiên các chất tăng cường kháng thể. Đồng thời, người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để nạp lại vitamin và khoáng chất cần thiết. Không nên ăn những thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu, khó hấp thụ. Bên cạnh đó, người bệnh cần quan tâm đến việc ăn đúng giờ giấc, không nên bỏ bữa...