Nhiều người đi mưa về thường tiện tay giắt áo mưa lên móc, lên dây, đợi hong khô thì lại xếp gọn nhét vào cốp xe. Nhưng kỳ thực, chỉ phơi áo mưa sau khi sử dụng như vậy thôi là chưa đủ. Áo mưa không được vệ sinh sạch sẽ không chỉ gây ra mùi hôi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm.

Áo mưa là vật bất ly thân với mỗi chúng ta, nhất là khi mùa mưa tới. Việc vệ sinh áo mưa sau mỗi lần sử dụng tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người lại thường bỏ quên, hoặc nghĩ không cần thiết.
Tuy nhiên, thói quen tưởng là vô hại này lại là nguyên nhân chính gây ra các mùi hôi khó chịu. Nghiêm trọng hơn là tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân.

Sau mỗi lần đi mưa về, hãy đánh giá mức độ ướt của áo mưa rồi hãy quyết tới phương pháp làm sạch. Nhưng nếu là những cơn mưa nặng hạt, đừng bỏ qua bước giặt. Sau đây là hướng dẫn đầy đủ về quá trình giặt áo mưa bạn có thể tham khảo:
1. Trước khi giặt áo mưa
Đối với các loại áo mưa bộ bao gồm túi ở cả quần lẫn áo, bạn nên mở túi ra kiểm tra xem bên trong có vật gì lạ hay không. Nếu để sót đồ vật nào đó trong túi thì quá trình giặt sẽ gặp khó khăn cũng như làm giảm hiệu quả làm sạch.

>>> Xem thêm: Sao Việt diện đồ hiệu mà "nó lạ lắm": Áo 100 triệu như áo mưa
Thiết kế của áo mưa bộ thường gồm cúc áo, khóa kéo áo, dây thun ở mũ và cổ áo… Bạn cần đảm bảo rằng cúc áo, khóa kéo được đóng hết, còn dây thun hay dây đai thì buộc lại kỹ lưỡng.
Sau đó, bạn nên giũ mạnh áo mưa để loại bỏ các mảnh vụn còn bám trên đó như lá cây, cành cây, giấy vụn… Một cách dễ dàng để có thể làm sạch những chất bẩn này là dùng bàn chải có lông mềm cọ xát áo mưa theo chiều kim đồng hồ.

Mỗi loại áo mưa sẽ có đính kèm các tem hướng dẫn làm sạch khác nhau, chẳng hạn như có thể giặt bằng máy giặt hay chỉ có thể dùng tay. Do đó, trước khi đem đi giặt bạn cần xem lưu ý cụ thể về việc vệ sinh áo mưa phù hợp.
Trên thực tế, hầu hết các loại áo mưa đều được làm từ chất liệu có màng nhựa PVC hoặc sợi tổng hợp, tráng nilon… Vì vậy, người sử dụng có thể chọn giặt máy hay giặt tay tùy thích.
2. Quy trình giặt áo mưa
- Trường hợp giặt máy
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại bột giặt, chất tẩy rửa sao cho phù hợp với chất liệu của áo mưa cần giặt. Bởi lẽ, một số loại có hóa chất mạnh có khả năng phá hỏng lớp phủ chống thấm nước trên áo mưa của bạn.

Tiếp theo, bạn hãy chọn chế độ giặt xả nhẹ nhàng nhằm đảm bảo áo mưa vẫn nguyên vẹn, không bị rách hay bong tróc lớp chống thấm nước trong quá trình giặt. Đối với nhiệt độ nước khuyên dùng, nước ấm là tốt nhất.
Kết thúc lượt giặt thứ nhất, bạn có thể bấm máy về chế độ xả một lần nữa để làm sạch hoàn toàn bột giặt, chất tẩy rửa.

>>> Xem thêm: Nam Em mặc áo cưới diễn dưới mưa: Lệ Nam đến cỗ vũ em gái
- Trường hợp giặt tay
Trước tiên, việc nên làm là xả qua áo mưa với nước lạnh để loại bỏ sơ bụi bẩn còn bám trên áo. Nhiều người thường bỏ qua bước này nhằm tiết kiệm thời gian, tuy nhiên điều này là nguyên nhân chính khiến áo mưa của bạn không được làm sạch hoàn toàn.

>>> Xem thêm: Sài Gòn bất chợt đón mưa đá: "Có đá rồi mà hổng có bia với mồi"
Tiếp đến, bạn trải áo mưa ra sàn giặt rồi đổ từ từ dung dịch bột giặt pha loãng lên, sau đó dùng bàn chải có lông mềm chà đều khắp mặt trong lẫn mặt ngoài của áo để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu.


Trong trường hợp áo mưa xuất hiện các vết mốc, khó làm sạch bằng bột giặt hay nước thông thường, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch nhúng vô giấm/ rượu nếp rồi chà mạnh vào những vị trí này. Sau cùng chỉ cần xả lại áo mưa với nước sạch.
3. Sau khi giặt áo mưa
Sau khi giặt xong, bạn chỉ việc lấy áo mưa đem phơi ở nơi có nắng và gió. Để áo mưa mau khô, bạn cần treo chúng lên những chiếc móc lớn, hoặc dây dài. Khi mặt ngoài áo mưa đã khô thì lật mặt còn lại phơi để áo mưa khô đều.

Thật đơn giản đúng không nào! Chỉ mất một vài phút giặt áo mưa là bạn đã giúp bản thân tránh được những rủi ro liên quan tới sức khỏe. Hãy tạo cho mình thói quen này từ bây giờ nhé!
Cùng theo dõi các bài viết hấp dẫn khác tại Bestie nhé!
HẠN CHẾ 50% BỆNH TẬT NHỜ VỆ SINH 2 VẬT DỤNG NÀY
Bên cạnh vệ sinh áo mưa, bạn cần vệ sinh khẩu trang và mũ bảo hiểm để tránh xa mọi bệnh tật. Theo một nghiên cứu, mỗi chiếc khẩu trang có thể chứa đến một nghìn loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu dùng khẩu trang vải thì bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên, tốt nhất là sau mỗi lần ra ngoài về.
Đối với mũ bảo hiểm, đây là môi trường có lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đội mũ bảo hiểm từ ngày này qua ngày khác mà không vệ sinh có thể gây ra nhiều bệnh về da đầu, thậm chí khiến tóc rụng với một lượng lớn. Đặc biệt là người có tiền sử bệnh vảy nến, viêm nang lông...