Không chỉ tốt nghiệp với điểm GPA 3.78/4.0, trong suốt 4 năm học, Đặng Thị Ngoan còn giành được học bổng suốt 8 học kỳ liền. Những ngày đầu vào trường Đại học, Ngoan khá chủ quan vì còn "ngủ quên trên chiến thắng" sau khi đỗ vào trường top. Tuy nhiên, cô bạn đã bất ngờ nhận thấy các bạn rục rịch học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, trau dồi nhiều kỹ năng trong khi bản thân mình còn khá vô tư: "Còn tận 4 năm học cơ mà". Ngoan quyết định thay đổi tư duy của mình, lên kế hoạch kỹ lưỡng cho 4 năm Đại học.

>> Xem thêm: Những nữ sinh thế hệ mới: Chia sẻ bí quyết học tập đến cộng đồng
Năm 1
Năm 1 là khoảng thời gian khá "nguy hiểm" đối với sự nghiệp học tập của nhiều bạn sinh viên. Bởi, thời điểm này không ít người giữ quan điểm "mình cần được nghỉ ngơi sau thời gian ôn thi" và rồi mất đi nhịp độ học tập. Đối với Ngoan, cô khuyên năm 1 tân sinh viên đừng lơ là việc học đồng thời nên làm quen với môi trường và các học mới ở đại học. Hãy bắt đầu tìm hiểu về học bổng khuyến học và cách tính điểm rèn luyện nếu bạn đặt mục tiêu "giật" học bổng.

Ngoan cũng khuyên các bạn tân sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện để mở rộng các mối quan hệ trong môi trường mới. Ngoài ra, ở năm nhất, mọi người cũng cần cân nhắc thi chứng chỉ tin học (MOS/IC3). Đây là chứng chỉ cần có để tốt nghiệp và có thời hạn vĩnh viễn, bạn nên học trước để tránh bị "quá tải" vào thời điểm chuẩn bị ra trường.


Năm 2
Sau khoảng thời gian khởi động ở năm 1, khi bước vào năm 2, các bạn sinh viên cần đặt việc học lên hàng đầu. Bạn nên bắt đầu tìm hiểu về những chuyên ngành mình sẽ chọn trong năm 3 sắp tới. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bắt đầu tìm hiểu và ôn thi những chứng chỉ ngoại ngữ để xét điều kiện lên năm 3, hoặc xét tốt nghiệp. Việc xây dựng đề tài Nghiên cứu khoa học ở năm 2 sẽ giúp ích rất nhiều cho Khóa luận tốt nghiệp của bạn.

Ở thời điểm này, bạn cũng nên tìm việc làm thêm offline hoặc online. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng, việc học là quan trọng nhất thế nên bạn phải cân bằng được việc học và công việc. Đặng Thị Ngoan khuyên mọi người nên xây dựng thời gian biểu hợp lý, rèn luyện sự kỷ luật từ năm 2 để bám sát vào chương trình học tập, sẵn sàng bước vào chuyên ngành.

>> Xem thêm: Những kênh Podcast tiếng Việt giúp tư duy của bạn càng ngày càng "xịn"
Năm 3
Bắt đầu năm 3, sinh viên cần ưu tiên tìm những công việc có liên quan đến ngành học để bổ trợ thêm kiến thức, học tập thêm nhiều kinh nghiệm. Đối với Ngoạn, việc đi thực tập hoặc đi làm ở năm 3 sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm, tạo nền tảng vững chắc cho việc làm chính thức sau này. Bạn cũng nên cân nhắc tham gia một số cuộc thi chuyên ngành để "làm đẹp" cho CV.

Ở thời điểm này, nếu bạn cảm thấy mông lung về ngành học của mình thì hãy tìm một lĩnh vực mình thật sự yêu thích và đi theo hướng "học để làm". Bạn hoàn toàn có thể tự học, tham gia các khóa học liên quan, tìm tòi và học tập những điều cốt lõi có thể áp dụng được trong thực tiễn. Ví dụ, nếu bạn học Kinh tế và bỗng thích làm về thiết kế sau này, hãy tham gia các khóa học kỹ năng cần thiết, tự rèn giũa để ứng dụng cho công việc trong tương lai.

Năm 4
Năm 4, các bạn cần bắt đầu làm Khóa luận tốt nghiệp hoặc tham gia học các môn thay thế. Nếu có dự định du học, hãy chuẩn bị hồ sơ, thủ tục từ đầu năm 4. Đây cũng là thời điểm bạn nên điều chỉnh, trau chuốt thêm cho CV của mình và bắt đầu tìm kiếm một công việc full-time. "Đây là năm mà bạn sẽ cảm nhận thấy nhiều áp lực như tốt nghiệp đúng hạn, tìm việc... nên việc chuẩn bị tốt từ các năm trước sẽ có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn này", Ngoan chia sẻ.

Từ kinh nghiệm "thực chiến" của bản thân mình, Đặng Thị Ngoan cho rằng, sau khi lên đại học thì "còn tận 4 năm" hay "chỉ có 4 năm" là do mỗi sinh viên quyết định. Cô bạn khuyên mọi người nên cố gắng hết mình để đạt được những mục tiêu mong đợi. Hy vọng, với những bí quyết trên, tân sinh viên sẽ có 4 năm học rực rỡ, đạt được nhiều thành công.
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
6 TƯ DUY TUYỆT VỜI GIÚP BẠN THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC MƠ CỦA RIÊNG MÌNH
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cố gắng rất nhiều vì ước mơ, hoài bão của chính mình. Tuy nhiên, con đường đến với thành công đôi lúc thật nhiều gian nan, khiến ta nản chí. Để vượt qua những lúc như vậy, hãy rèn luyện 6 kiểu tư duy sau đây nhé.
Một trong những tư duy quan trọng nhất của người thành công đó chính là xem trọng chính mình. Dù bạn có cố gắng làm đẹp lòng người mà bỏ quên bản thân, những giá trị bên trong bạn sẽ dần phai nhạt. Bên cạnh đó, nuôi dưỡng sự lạc quan là điều vô cùng cần thiết. Điều quan trọng hơn cả đó chính là lòng dũng cảm, bạn hãy mạnh mẽ tiến về phía trước trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhé!