09/05/2022 11:11

Rộn ràng ngày hội tựu trường: Cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”

Nguyễn Văn Quế - Theo thethaovanhoa.vn Nguyễn Văn Quế

Hòa chung không khí của mùa tựu trường, những ngày này các thầy cô giáo ở các điểm trường vùng cao, biên giới đang gấp rút những công tác cuối cùng để đón một năm học mới nữa lại đến, trong đó công tác “gom trò” được chú ý nhất.

Những ngày đầu tháng 9, thời tiết chuyển mưa khiến con đường vào bản thêm phần trơn trượt, những lớp học cheo leo trên những ngọn đồi của huyện miền núi Mường Tè (Lai Châu) hay Tu Nấc (Quảng Nam)... vẫn vang lên tiếng gọi trò của các thầy cô. Cùng với tiếng gọi mau mau đến lớp vang dậy núi rừng là những công tác khác của năm học mới như: Giặt chăn màn cho lớp bán trú, sửa sang lại trường lớp… tất cả làm cho không khí năm học mới ở vùng cao thêm phần nhộn nhịp.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Những công tác vệ sinh, làm đẹp cho trường lớp để đón học sinh của các thầy cô ở vùng cao. Ảnh: Giáo dục Việt Nam

Là điểm trường vùng núi thuộc xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, mùa tựu trường tại điểm trường thôn 5 Tu Nấc gặp không ít khó khăn. Thông tin từ báo Giáo dục Việt Nam, điểm trường Tu Nấc thường được gọi là "Điểm thôn 2 không": Không điện, không nước sạch.

Tại huyện miền núi này, bữa ăn ở điểm trường thôn 5 Tu Nấc khi có khi không, tất cả việc học đều dựa vào thầy cô. Những thầy cô giáo mùa tựu trường về là mùa tất bật hơn bao giờ hết, nhiều công tác phải chuẩn bị, trong đó công tác "gom" học sinh từ các thôn bản vẫn là công tác khó khăn nhất.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Mùa tựu trường của học sinh nghèo nơi miền núi xa xôi. Ảnh: Việc tử tế
Chuyện tôi kể: " Kể về giáo viên cuối cùng của thời học sinh"

Ở vùng miền núi này hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn nên nơi đây đa số là học sinh nghèo thuộc đồng bào Xơ Đăng, sống biệt lập ở vùng núi cao Trà Cang. Việc di chuyển ở đây nhiều bất tiện và nguy hiểm, thế nhưng tình yêu với nghề và học sinh nghèo vẫn luôn là động lực cháy bỏng trong trái tim những thầy, cô giáo trẻ Tu Nấc.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Ngày khai giảng đơn sơ của học sinh nghèo miền núi. Ảnh: Việc tử tế 

Bên cạnh Tu Nấc, nói đến điểm trường ở khu vực miền núi khó khăn còn phải kể đến Pa Ủ (thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), một trong những điểm trường biên cương xa nhất của cực Bắc. Những ngày này Pa Ủ cũng náo nhiệt hơn bao ngày khác trong năm. Tại đây, các thầy cô giáo đã sớm hoàn thành việc dọn dẹp, sắp xếp, bày trí lại lớp học, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho năm học mới.

Cô giáo Bùi Thị Minh Khuyên – giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ chia sẻ trên báo Giáo dục Việt Nam rằng: “Bao nhiêu năm nay, cô cũng như các thầy cô giáo khác, cứ đến mùa chuẩn bị khai giảng là lại lặn lội tìm về các bản, vận động học trò ra lớp”. 

Suốt mấy tháng ở với núi, học trò của cô Khuyên dường như "quên mất" đường ra trường. Vì vậy, các thầy, cô không quản ngại đi "gom" học trò trên khắp các triền núi cao, nương rẫy xa xôi về trường.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Ở các bản vùng cao, trong tuần đầu tiên sau ngày tựu trường, các thầy, cô vẫn phải đến các điểm bản xa để vận động học sinh ra lớp. Ảnh: Giáo dục thời đại
Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Những trận mưa rừng khiến đường trơn trượt nhưng không làm giảm đi nhiệt huyết của các thầy cô giáo vùng cao dành cho học sinh thân yêu. Ảnh: Giáo dục Việt Nam

Dù còn nhiều khó khăn nhưng ở điểm trường này, các thầy cô giáo và học sinh đều rất phấn khởi đón chào một năm học mới nữa lại về sau những tháng ngày dịch bệnh. Học sinh đến lớp ở Pa Ủ năm nay đạt hơn 90%, tuy nhiên vẫn còn một số em đang theo cha mẹ đi làm đồng xa chưa kịp về. Các thầy cô đang nỗ lực để vận động học sinh ra lớp đông hơn.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Hình ảnh một góc nhà ở bán trú của học sinh vùng cao. Ảnh: Giáo dục Việt Nam

>>> Xem thêm: Buổi học cuối cùng, cô giáo bật khóc: "chúng em chỉ có tình cảm thôi"

Để đạt được tỷ lệ học sinh trở lại trường trên 90%, các giáo viên ở đây vô cùng vất vả với những ngày đi vận động tư tưởng, giải thích cho cả học trò và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc học… Không chỉ dừng lại ở đó, những điểm trường vùng cao còn có tình trạng học sinh bỏ về sau ngày khai giảng. Thế mới thấy, để mang con chữ đến những rẻo cao của đất nước luôn là một thách thức đối với thầy cô giáo.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Giáo viên vào tận thôn, bản đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Giáo dục Việt Nam

Các thầy, cô giáo được chia thành những đội, nhóm nhỏ đến các bản tuyên truyền, vận động bố mẹ học sinh cho trẻ đến trường học chữ. Cô giáo Mùa Thị Thái (xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) cho biết: “Vì các em ở rải rác nhiều thôn, cách nhau gần chục km, nên những ngày qua cô gần như thường trực trên các cung đường và nhà dân”.

Rộn ràng ngày hội tựu trường, cô giáo vùng cao tất bật mùa “gom trò”
Một buổi họp phụ huynh đầu năm của giáo viên vùng cao. Ảnh: Giáo dục Việt Nam

>>> Xem thêm: Từng ở nhà tranh, cô gái 10 năm góp lương giáo viên xây nhà trong mơ

Qua đây có thể thấy cuộc sống tại các thôn bản xa xôi còn gặp nhiều khó khăn, các bậc phụ huynh lại bận rộn với công việc nương rẫy nên không dành được nhiều sự quan tâm cho chuyện học hành của con cái. Tất cả những gánh nặng con chữ đều được đặt lên đôi vai của những thầy cô. Họ - những thầy, cô giáo đang công tác tại những vùng miền xa xôi xứng đáng là những chiến sĩ quả cảm trong sứ mệnh mang ánh sáng tri thức soi đường học sinh nghèo tiến đến tương lai. Bạn nghĩ sao về hình ảnh những giáo viên vùng cao này? Hãy chia sẻ cũng bestie nhé!

Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie nhé!

CHUYỆN GIÁO VIÊN VÙNG CAO: CÓ NGƯỜI BÁN CẢ BÒ MUA THUYỀN CHỞ HỌC SINH

Cô giáo Quách Thị Bích Nụ (sinh năm 1987), là người ở huyện Đà Bắc, Hòa Bình hiện đang là giáo viên tại điểm trường xóm Nhạp. Ở điểm trường này, cô đã gắn bó với các em học trò nghèo của mình gần 20 năm. Tại đây cô Nụ thấy được nhiều khó khăn, thử thách mà học sinh vượt qua để đến trường, đặc biệt là quá trình di chuyển của các em. Không ngần ngại cô đứng ra nhận trách nhiệm chèo đò đưa học sinh qua sông đi học ngày 2 lần.

Không những thế, khi con đò hư hỏng nghiêm trọng, cô còn thuyết phục gia đình bán con bò để đóng thuyền đưa học sinh sang sông. Con bò là một tài sản quý giá trong gia đình cô, cô đã rất vất vả để mua nó nhưng vì học sinh thân yêu cô đành bán nó để đảm bảo an toàn cho học sinh.
 

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
TyhD - chèn ép là một yếu tố cần thiết
Scroll to top