Thông tin từ báo Pháp Luật, qua hệ thống giám sát phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam và qua giải trình tự gen cho thấy, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lấn át cả hai biến thể cũ (BA.1 và BA.2). "Hiện nay, biến thể phụ BA.2 của Omicron vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên mới đây, qua giải mã trình tự gene đã phát hiện biến thể phụ BA.5 xuất hiện tại Việt Nam" - ông Phan Trọng Lân thông tin.

>>> Xem thêm: 6 động tác dễ thực hiện giúp giảm đau cơ khớp hậu Covid-19
Trong cuộc họp chiều 27/6, ông Phan Trọng Lân cho biết, trong 2 tháng qua Việt Nam đã ghi nhận đến 142.000 ca mắc COVID-19. Mặc dù tỉ lệ tử vong và mắc bệnh giảm đáng kể nhưng hiện tại, một số khu vực vẫn đang diễn biến dịch phức tạp do sự xuất hiện của các biến chủng mới. Nhiều quốc gia đã dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch nên nguy cơ bùng phát là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông Lân cho biết điều này đã được cảnh báo trước đó và cũng là điều tất yếu do sự mở rộng về giao lưu kinh tế và nới lỏng việc giao thương trong “bình thường mới”. Ông Lân nói trong cuộc họp báo: "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến của các biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)".

Thông tin từ Tuổi Trẻ, biến thể BA.5 xuất hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào đầu năm (tháng 1/2022). Khi đó, các chiến lược phòng chống dịch bệnh được áp dụng trong các đợt dịch trước không phát huy được hiệu quả cao như mong đợi. Điều này đồng nghĩa với việc tình hình dịch bệnh sẽ ngày càng diễn biến phức tạp và nặng hơn với các biến thể mới, chúng sẽ lây lan nhanh và gây ra nhiều nguy hiểm (như biến thể Delta).

Hiện tại, số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới tăng 8%, ca nặng giảm 3%. Tuy nhiên, các ca mắc bệnh trên toàn thế giới vẫn chưa ổn định vì sự tăng giảm giữa các khu vực không đồng đều. WHO cho biết, số ca mắc vẫn tiếp tục tăng mạnh ở khu vực châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã ghi nhận mũi tiêm cơ bản vắc xin phòng COVID-19 sẽ giảm dần hiệu quả trong vòng 6 tháng sau khi tiêm. Với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ càng giảm nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đây.

>>> Xem thêm: Doppelherz VN đồng hành cùng chiến dịch “Phụ Nữ Khỏe Đẹp Hậu Covid”
GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu nhận định rằng biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã xuất hiện tại nhiều nước ở Châu Âu và một số Quốc gia khác trong tuần gần đây. Đó là lý do chúng ta cần duy trì biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định đại dịch vẫn còn rất phức tạp, biến chủng mới sẽ còn tiếp tục gia tăng và làm dịch bệnh lây lan nguy hiểm hơn. Omicron hiện đang phổ biến nhưng vẫn chưa phải biến thể cuối cùng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều với các mũi vaccine phòng COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh. Bạn nghĩ sao về biến chủng mới này? Chia sẻ với Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hay, hấp dẫn tại Bestie!
F0 ĐIỀU TRỊ Ở NHÀ CẦN LÀM GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH: TẮM GỘI BẰNG NƯỚC ẤM
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Bộ Y tế đưa ra lời khuyên cho những ai là F0 đang điều trị tại nhà cần lưu ý những điều sau đây để có thể nhanh chóng phục hồi. Trước hết, F0 cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein để giúp cơ thể giảm cảm giác mệt mỏi. Đồng thời, bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước để làm mát nhiệt độ cơ thể. F0 không nên uống nước có ga hoặc cồn. Bên cạnh đó, thay vì hạn chế tắm gội, F0 cần tắm gội sạch sẽ bằng nước ấm để tinh thần được thoải mái...