Cộng hòa Ireland
Nhắc đến Cộng hòa Ireland, người ta thường nghĩ ngay đến một quốc gia nằm ở phía Tây Bắc Châu Âu, nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên, có một điều thú vị mà chắc hẳn bạn chưa biết đó chính là đạo luật đặc biệt về chuyện kết hôn, ly hôn ở quốc gia này.

>> Xem thêm: ĐH North Ireland: Càng béo bụng, càng nguy cơ mắc "não cá vàng"
Được biết, tại Cộng hòa Ireland, công dân chỉ chịu trách nhiệm làm thủ tục đăng ký kết hôn, không được giải quyết đơn ly hôn. Nghe đến đây chắc hẳn nhiều người cảm thấy bất ngờ và thắc mắc rằng, nếu vợ chồng không thể chung sống nữa thì phải làm sao? Hãy yên tâm bởi, quốc gia này thực hiện chế độ hôn nhân có thời hạn.


Hôn nhân có thời hạn nghĩa là, mỗi cặp đôi có thể đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian 1 năm hoặc 100 năm. Sau khi thời hạn đăng ký kết thúc, quan hệ hôn nhân cũng chấm dứt từ đó và họ có thể kết hôn hợp pháp với một người khác. Hoặc bạn cũng có thể "gia hạn" để kéo dài quan hệ hôn nhân của mình.

Với thời hạn 1 năm, cặp đôi cần bỏ ra chi phí 2000 bảng Anh, tương đương khoảng 57 triệu đồng. Tuy nhiên, với thời hạn 100 năm thì cặp đôi chỉ cần tốn chi phí 0,5 bảng Anh, tương đương gần 14 nghìn đồng để đăng ký kết hôn. Có thể thấy, mức chi phí chênh lệch này khuyến khích các cặp đôi chung sống lâu bền.


Thành quốc Vatican
Thành Vatican có tên chính thức là Thành quốc Vatican, là một quốc gia có chủ quyền bao gồm vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma của Ý. Với diện tích vỏn vẹn 44 ha và dân số chưa đến 1000 người, chính xác là 825 người (số liệu vào năm 2019), Vatican được công nhận là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về cả diện tích lẫn dân số.

Quốc giáo của Thành quốc Vatican là Công giáo và người đứng đầu Giáo hoàng. Sự ảnh hưởng sâu sắc của Công giáo đó chính là người dân ở đây không được phép ly hôn. Điều này chắc hẳn khiến rất nhiều người ngạc nhiên.
>> Xem thêm: Chồng chuyển giới sau kết hôn: Vợ ủng hộ chồng yêu người đàn ông khác


Cộng hòa Philippines
Theo luật của các quốc gia trên thế giới, công dân có quyền tự nguyện trong hôn nhân và cặp đôi có thể nộp đơn ly hôn nếu chung sống không hạnh phúc. Tuy nhiên, tại Cộng hòa Philippines thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Quốc gia này không có luật ly hôn bởi Hiến pháp Philippines nêu rõ: "Hôn nhân là một thể chế xã hội bất khả xâm phạm, là nền tảng của gia đình và cần được Nhà nước bảo vệ".


Ly hôn tại Philippines là chuyện vô cùng khó khăn. Bởi, hầu hết các giáo dân đều kết hôn trong nhà thờ (trước đó họ đã đăng ký kết hôn với chính quyền địa phương). Vì vậy, muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc, họ phải được nhà thờ đồng ý và nhận được sự chấp thuận của chính quyền. Quá trình này mất nhiều năm và rất tốn kém.


Không phải cuộc hôn nhân nào cũng toàn màu hồng, ngập tràn trong hạnh phúc. Một sự thật đáng buồn phải chấp nhận là nhiều người phụ nữ không thể "giải thoát" khỏi người chồng của mình dù cuộc hôn nhân ấy không mang lại cho họ hạnh phúc. Hiện tại, những dự luật hợp pháp hóa ly hôn đang được Hạ viện Philippines xem xét. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng.

Trong khi tại Ireland, các cặp đôi có thể lựa chọn mức thời hạn hôn nhân 1 năm hoặc 100 năm thì ở Vatican và Phillipines, việc ly hôn dường như là không thể, dẫn đến một số điều bất cập. Nhiều người vẫn luôn hy vọng, việc hợp pháp hóa ly hôn tại hai nước này sớm được xem xét. Bạn nghĩ sao về những quốc gia có luật hôn nhân đặc biệt này? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP HÔN NHÂN BỀN VỮNG, BIẾT CÀNG SỚM CÀNG CÓ LỢI
Hôn nhân tan vỡ, dẫn đến việc "đường ai nấy đi" là điều không ai mong muốn. Vì vậy, nếu bạn đang hạnh phúc với hôn nhân của mình thì hãy tham khảo những nguyên tắc sau để cuộc hôn nhân càng thêm bền vững, bạn và người ấy cùng nhau chung sống đến già.
Trước hết, để có một cuộc hôn nhân bền vững bạn cần nắm rõ những thứ đối phương cần. Chẳng hạn, đàn ông cần nhận được sự khích lệ, tôn trọng và ủng hộ còn phụ nữ thì muốn được lắng nghe, được quan tâm và ước mong những điều lãng mạn...