Tuổi 17, 18 có thể xem là quãng thời gian khó khăn nhất của tuổi trẻ vì lúc này trong tâm trí và cơ thể của thanh thiếu niên cùng lúc có nhiều thay đổi cũng như trải qua nhiều khó khăn đầu đời. Áp lực tuổi mới lớn và khát vọng trưởng thành cùng lúc đan xen khiến nhiều bạn trẻ chơi vơi, mất phương hướng và cảm thấy lạc lõng trong chính cuộc sống của mình. Mới đây, một nữ sinh lớp 12 đã tâm sự về khó khăn khi đối diện với cánh cửa đại học thu hút nhiều sự quan tâm.

>>Xem thêm: Xúc động em học sinh tặng áo mưa cho người đàn ông giữa trời mưa

Cụ thể, một tài khoản có tên là Xoài Ngon đã chia sẻ vấn đề của mình trên một diễn đàn với mục đích giải tỏa được phần nào đó. Mở đầu, nữ sinh chia sẻ bản thân đang học lớp 12 và chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Bên cạnh nỗi lo về kỳ thi thì nữ sinh này càng sợ hơn cảm giác phải sống xa bố mẹ.
Nữ sinh tâm sự: "Ngày trước em hay mong mình mau lớn, đi đây đi đó, rồi tự lập cuộc sống. Nhưng dần dần, em chỉ mong thời gian từ từ thôi, chậm lại một chút, vì em sắp phải xa bố mẹ rồi, cứ nghĩ tới là em buồn rồi lại khóc".
Lần đầu tiên phải rời xa nơi mình quen thuộc gần 20 năm là khó khăn của hầu hết mọi người chứ không riêng gì nữ sinh này. Thế nhưng, điều khiến em bâng khuâng trăn trở là vì tuổi tác của ba mẹ khá cao. Vì sinh con muộn ở tuổi 45 nên đến khi con gái khôn lớn thì ba mẹ đều đã ngoài 60.

Theo như nữ sinh chia sẻ, trước em còn có hai người anh trai nay đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn chưa suy nghĩ thấu đáo cho gia đình. Tiền sinh hoạt gia đình và học phí của em đều dựa vào tiền lương hưu của ba mẹ để trang trải. Gia cảnh khó khăn cộng thêm áp lực thi cử khiến bờ vai cô gái nhỏ thêm nặng trĩu nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Hằng đêm, em chỉ có thể trốn trong chăn để khóc vì quá thương ba mẹ mà bản thân chưa thể làm gì được.
Em viết: "Em là con gái nên cảm nhận nhiều hơn so với hai anh. Mẹ rất hay tâm sự với em như chỗ bầu bạn, cứ mỗi lần vậy em nghe xong lại trốn lên phòng nằm khóc, vì thương, mà còn bất lực vì chẳng thể làm gì”. Không nỡ xa ba mẹ nhưng em cũng không thể từ bỏ việc học vì bố mẹ đã hy sinh tất cả để nuôi em ăn học.

Tâm tư rối bời lo âu nên nữ sinh chẳng thể chú tâm vào việc học hành, bắt đầu xao nhãng với việc ôn tập. Do đó, kết quả học tập ngày càng sa sút là điều dễ hiểu. Dần dà, nữ sinh cảm thấy lười biếng, mệt mỏi với việc nỗ lực mỗi ngày. Cảm giác trong em là vô định vì chẳng biết đi đâu về đâu.
Thế nhưng, khi thiếu nữ 17 tuổi này đang trên đà lao dốc thì ba mẹ và gia đình đã giúp em bình tĩnh lại chỉ với một câu nói thoáng qua trong đầu: “Hai anh mày đã bỏ rơi ba mẹ, mày cũng sẽ bỏ rơi ba mẹ à?”. Là câu hỏi cũng là lời tự trách, em đã ghi câu nói này ra giấy để nhắc nhở bản thân: Từ bỏ tương tai của bản thân cũng đồng nghĩa với việc bỏ rơi ba mẹ, sự hi sinh và nỗ lực của ba mẹ trong ngần ấy năm qua sẽ trở nên vô nghĩa.

>>Xem thêm: "Bà trùm hoa hậu" thà vay nợ để đi học đại học, từ chối làm công nhân
Chính câu nói tự trách đó đã trở thành kim chỉ nam để bản thân cố gắng hơn nữa: “Em dặn lòng mình phải làm được và nhất định phải được. Cứ nghĩ mình sắp lên Sài Gòn rồi, chỉ còn ba với mẹ ở nhà, bữa cơm chỉ còn hai người là em lại khóc, em không kiềm được. Nhưng phải cố, để bù lại những năm tháng ba mẹ đã cố vì mình”.
Bài viết tâm sự của nữ sinh 17 tuổi sau khi đăng tải đã thu hút hơn 21 nghìn lượt tương tác trên diễn đàn. Hầu hết mọi người đều động viên cô gái trẻ kiên trì trải qua giai đoạn khó khăn này. Bên cạnh đó, không ít bình luận bày tỏ sự đồng cảm với em vì ai cũng từng phải sống xa nhà ít nhất một lần nên thấu hiểu được nỗi lo sợ này.
Thực chất, không chỉ riêng con cái mà cả ba mẹ cũng phải lo sốt vó mỗi khi con đi xa, rời khỏi vòng tay gia đình. Thế nhưng, ba mẹ hiểu một điều rằng con cái không thể dành cả đời để quanh quẩn bên cạnh mãi được vì con phải sống phần đời còn lại với đam mê và tình yêu cháy bỏng của riêng mình.
Bạn nghĩ như thế nào về nỗi lòng của nữ sinh trên? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Xem thêm các bài viết hấp dẫn khác tại Bestie nhé!
GIÚP CON ĐỦ TỰ TIN VÀ SỨC KHỎE ĐỂ BƯỚC VÀO KỲ THI ĐẠI HỌC
Trong quãng thời gian cuộc thi đang kề cận thì tâm lý của các em học sinh phải chịu sức ép rất lớn. Những lúc này, vai trò của gia đình đóng vai trò quan trọng. Phụ huynh cố gắng đồng cảm với nỗi lo của con, giúp con giải tỏa căng thẳng.
Nếu cảm thấy trạng thái của con không quá tốt thì phụ huynh không nên bày tỏ sự thất vọng mà nên an ủi giúp con bình tĩnh hơn. Ngoài ra, các sĩ tử cần giữ cơ thể và tinh thần khỏe mạnh để đối diện với những thay đổi trong môi trường sống mới.