Nhắc đến thôn Miêng Thượng, xã Hoa Sơn, huyện Ưng Hòa, Thành phố Hà Nội nhiều người đã không còn xa lạ với nơi đây. Khởi nghiệp từ nghề buôn bán thịt heo, đến nay cả làng cùng nhau trở thành tỷ phú, ai nấy cũng xây biệt thự đi xe sang.

>> Xem thêm: Ngôi làng cổ 500 năm: Nóc nhà người này là sân vườn của người khác
Trước đây, xung quanh làng Miêng Thượng toàn là ruộng đồng, những căn nhà cấp bốn xập xệ, ai mà có được căn nhà thái hay nhà lầu chắc chắn là đại gia trong vùng. Nhưng giờ đây, Miêng Thượng đã thay da đổi thịt, đi từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng biệt thự to.

Theo lời kể của người dân nơi đây, người đã đưa bà con đến với cái nghề này là ông Nguyễn Văn Sinh. Thấy gia đình ông làm ăn phát đạt, phất lên nhanh chóng, người dân ở đây cũng bắt đầu học và làm theo. Dần rồi một nhà, hai nhà,…cả xóm đều rủ nhau ra chợ bán thịt heo. Có gia đình 5 người thì 5 người đều ra chợ bán. Những năm 1997,1998 giá thịt heo cao, có ngày người dân bán lời được mấy triệu/ngày. Cũng nhờ vậy, giờ đây ở làng ai nấy cũng có của ăn của để, biệt thự 2 -4 tầng mọc lên san sát.

Thế nhưng ở làng thường rất vắng vẻ, bởi những người ở độ tuổi lao động thì đi làm xa trên thành phố. Xóm làng chỉ còn người già và trẻ em, cứ tối khoảng tầm 20 giờ là nhà nào cũng tắt điện đi ngủ, chẳng mấy ai ra đường. Mỗi dịp Tết đến hay lễ mới đông đủ người. Bởi cũng vì vậy không ít nhà, biệt thự ở đây khóa cửa kín mít, không người ở. Cũng vì làm ăn được, nên bà con nơi đây sống rất tình cảm với nhau. Họ cùng nhau quyên góp tiền xây một nhà thờ lớn với kinh phí hàng chục tỷ đồng.


Đây không phải là ngôi làng đầu tiên cùng nhau làm giàu, tại Nghệ An ngôi làng Quan Độ cũng không thua kém, khi cả làng cùng nhau làm ăn và trở nên giàu có nhờ nghề buôn đồng nát. Khắp con phố đi đâu cũng thấy đồng nát, nào là máy phải điện cũ, trạm biến áp khổng lồ hay những thứ đồ vật quen thuộc đều được thu gom. Đồ nào còn mới thì tái sử dụng được, đồ nào cũ quá thì thành sắt vụn.


Những năm 1990 trở về trước, người dân bắt đầu sử dụng những chiếc xe đạp cũ để đi buôn đồng nát. Cả làng dẫn nhau đi, cái gì buôn được là họ buôn. Cũng từ đó làng Quan Độ còn được biết đến với tên gọi là Làng phế liệu.

Trong nước bắt đầu ít phế liệu đi, họ lại chuyển qua Lào để thu mua, cũng nhờ vậy làng phất và giàu lên nhanh chóng, trở thành một trong những xã giàu nhất Nghệ An. Dư giả họ bắt đầu đua nhau xây nhà, biệt thự mọc lên như nấm, san sát nhau. Ông Trần Quang Thạch, Trưởng xóm cho biết, toàn xóm 246 hộ thì đa phần nhà nào cũng như nhà nào, ai cũng sắm biệt thự, ô tô sang.

Không những người lớn, các thanh niên thế hệ 8x,9x cũng đã trở nên giàu có dù độ tuổi còn rất trẻ do nối tiếp truyền thống xóm làng. Anh Hiếu (22 tuổi) là một trong những thanh niên giàu có của làng, học xong cấp 2 anh nghỉ học sang Lào cùng đám bạn hành nghề buôn đồng nát. Cũng 10 năm bán trụ với nghề, từ chiếc xe máy cà tàng chở mấy cái xoong hư, chảo thủng, giờ đây anh Hiếu đã có một cơ ngơi mà nhiều người ước mơ.

>> Xem thêm: Biệt phủ 200 tỷ của đại gia Nghệ An hoành tráng như cung điện
Dù bán thịt heo hay buôn đồng nát thì mỗi làng quê đều đã thay da đổi thịt, từ những vùng quê nghèo người dân đã biến hóa thành những thành thị xa hoa. Giúp cho cuộc sống của họ và quê hương ngày càng theo chiều hướng tích cực hơn. Bạn nghĩ sao về những ngôi làng này, chia sẻ ngay với Bestie nhé!
Xem thêm các bài viết mới nhất tại Bestie nhé!
NGHỊCH LÝ CUỘC SỐNG: NGƯỜI Ở QUÊ SANG HƠN NGƯỜI Ở NƠI THÀNH PHỐ?
Có người cho rằng muốn giàu thì phải rời quê lên thành phố lập nghiệp. Nhưng nếu biết cách, bạn cũng có thể làm giàu ở nông thôn và tận hưởng cuộc sống an nhàn, nhàn hạ.Ở nông thôn, chúng tôi sẽ cảm thấy rằng họ "xa xỉ" hơn so với sống ở thành phố. Ở đây không bàn về vật chất, tiền bạc nhưng tấm lòng luôn giàu có và không bao giờ ngại bỏ cuộc. Giống như mỗi lần bạn về quê, cho họ một ít tiền, một ít hoa quả, nhưng trở lại thành phố, bạn sẽ mang theo đủ thứ trên đời, và họ sẽ cho bạn những con cá tươi nhất, thịt tốt nhất, hoặc rau tốt nhất.