Nam Định được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc và chứa đựng nhiều di tích lịch sử lâu đời của Việt Nam. Không ồn ào phô trương thế nhưng đằng sau bờ kênh, rặng cây là những siêu biệt thự đồ sộ.

>> Xem thêm: Biệt phủ 1000m2 đẹp như resort của đại gia Bắc Ninh: Dùng gỗ nhập khẩu
Nằm tại huyện Trực Ninh thuộc làng Phú An, xã Cát Thành, tỉnh Nam Định người dân nơi đây không chỉ sở hữu khối tài sản là các căn nhà bạc tỷ mà bên cạnh đó họ còn là chủ những chiếc tàu thủy có tải trọng 1.000 - 5.500 tấn, trị giá mỗi chiếc lên đến hàng trăm triệu đồng.

Cũng vì cuộc sống lênh đênh trên biển nên xóm làng thường xuyên vắng vẻ, nhịp sống cũng khác biệt. Theo Báo Pháp Luật, ông Trần Văn Tiệp trưởng xóm Phú Thọ (Làng Phú An) chia sẻ: “Ở đây đám cưới 100 mâm cỗ là bình thường, vì họ có nhiều mối quan hệ xã hội. Những ngày rét, họ huy động ô tô để đón khách thì có thể đến vài trăm chiếc. Tuy nhiên, tôi nghĩ đời sống ở đây không phải là giàu vượt bậc, chỉ cơ bản là đầy đủ hơn một vài làng khác”.

Mọi người ở làng Phú An đa phần đều theo Công giáo, họ luôn hướng đến những lối sống tốt đẹp. Người có tiền sẽ ủng hộ giáo xứ để cùng nhau giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về những hộ nghèo trong làng lại được hỗ trợ 5 triệu đón Tết.


Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề tàu thuyền, sau khi trừ đi các chi phí số dư còn lại của những chuyến tàu sông rơi tầm 100 triệu/tháng; tàu biển thì 500-600 triệu đồng/tháng. Làm ăn có tiền nhưng người dân nơi đây không đi nơi khác mà chỉ ở lại làng, chính vì vậy những ngôi nhà lầu cứ mọc lên san sát nhau. Với 800 hộ dân nhưng đã có đến 400 hộ xây nhà có giá trị 2 tỷ đồng trở lên, trong đó có 10 căn biệt phủ thiết kế theo dạng lâu đài Châu Âu, ước tính trên 10 tỷ đồng.

Nghệ An cũng nổi tiếng với danh xưng là “làng đại gia” khi những căn biệt thự mọc lên như nấm, ô tô xếp dài đến cuối làng. Xã Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An từng là một trong những xã nghèo nhất huyện. Ấp ủ ước mơ đổi đời, nhiều thanh niên quyết định lấy cây gỗ làm bàn đạp để phát triển.

Từ đó thương hiệu gỗ làng Đô Thành nổi tiếng gần xa, sau một thời gian ai cũng đua theo, sản phẩm ế ẩm, người ta không còn mặn mà với nghề. Nhưng trong cái khó ló cái khôn, người dân nơi đây lại tìm đến cách khác để đổi đời đó là đi xuất ngoại. Người sang trước làm ăn được rồi đưa gia đình, bạn bè theo sau. Cứ thế người này truyền tai người kia, có gia đình đến 3,4 người con đều qua Tây làm việc. Tiền gửi về người dân bắt đầu xây nhà, biệt thự, xe sang,… quê nghèo Đô Thành ngày nào bỗng sầm uất hơn hẳn.

Xã có gần 9.000 người trong độ tuổi lao động thì tản ra khắp nơi để làm việc từLào; Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đến các nước Châu Âu. Toàn xã có 4.000 hộ thì có ¾ trong số đó đã xây dựng được nhà 2 tầng trở lên, nhà nào cũng có 1 đến vài ba chiếc xe sang. Nhờ vậy mà Đô Thành ngày nay đã thay da đổi thịt, xây dựng một cuộc sống tốt hơn.

>> Xem thêm: Biệt phủ 200 tỷ của Đại gia Nghệ An hoành tráng như cung điện
Mỗi địa phương sẽ có những cách thức làm kinh tế khác nhau, nhưng tất cả đều vì mục đích là giúp cho bản thân và quê hương trở nên sung túc hơn. Chúc cho những hộ dân nơi đây sẽ có thêm được nhiều biến chuyển trong kinh doanh để xây dựng một thành phố nông thôn ngày càng phát triển, hưng thịnh và giúp ích cho nước nhà. Bạn nghĩ sao về những ngôi làng tỷ phú này? Chia sẻ ngay với Bestie nhé!
Hãy theo dõi những bài viết thú vị về đời sống trên Bestie nhé!
NGHỊCH LÝ CUỘC SỐNG: NGƯỜI Ở QUÊ "SANG" HƠN NGƯỜI Ở NƠI THÀNH PHỐ?
Một số người nghĩ rằng, muốn giàu phải rời quê lên thành phố lập nghiệp. Thế nhưng, nếu biết cách thì ở quê cũng có thể làm giàu, tận hưởng cuộc sống nhẹ nhàng, thư thái.
Ở quê, chúng ta sẽ cảm nhận được họ sống "sang" hơn thành phố. Ở đây không nói đến vật chất, tiền tài mà tấm lòng luôn dư dả và chẳng bao giờ ngại trao đi. Như mỗi khi về quê, bạn biếu họ ít tiền, ít hoa quả nhưng khi bạn trở lại thành phố sẽ tay xách nách mang đủ thứ trên đời, họ sẽ dành cho bạn con cá tươi nhất, miếng thịt ngon nhất hay rau củ ngon nhất vườn.