Cứ dăm bữa nửa tháng, người ta lại thấy một nàng dâu đăng đàn kể chuyện "sống chung với mẹ chồng". Nội dung hầu hết đều xoay quanh việc đối phương khó tính ra sao và bản thân buồn khổ thế nào. Có điều, cái gì cũng có ngoại lệ. Bên cạnh những trường hợp kể trên, vẫn có không ít trường hợp "số hưởng", được mẹ chồng đối xử chẳng khác gì con đẻ.
Câu chuyện của chị L.P (28 tuổi) hiện là nhân viên văn phòng ở Quảng Ninh chính là ví dụ điển hình. Thời điểm không may dương tính Covid-19, phải cách ly điều trị tại nhà, chị được mẹ chồng yêu thương, tận tình chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ.

Trong một hội nhóm trên FB - nơi giãi bày chuyện gia đình dành riêng cho các chị em, "nữ chính" L.P cho hay đều đặn ngày 3 bữa đều được mẹ chồng cơm bưng nước rót. Không chỉ chuẩn bị những bữa ăn ngon, mẹ chồng còn đích thân mang đến tận cửa phòng, không quên nhắc nhở con dâu phải ăn thật nhiều, thuốc thang đầy đủ để mau khỏe lại. Đó là lí do mà thay vì buồn phiền, chị P. lại cảm thấy bản thân mình cực kỳ may mắn.

>> Xem thêm: Thương con cháu là F0, ông ngoại mặc đồ bảo hộ để tự mình chăm
Để tăng độ tin cậy, nàng dâu Quảng Ninh còn không quên đính kèm những hình ảnh chụp lại mâm cơm mà mẹ chồng đã chuẩn bị cho mình. Chúng đều được bày biện tươm tất, cũng cân bằng giữa thịt và rau đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người đang "đối đầu" cùng Covid.


Đến ngày thứ 8, dù test nhanh 1 vạch rồi nhưng mẹ chồng vẫn được mẹ chồng "đặt cách" cho nghỉ ngơi, kiêng cữ thêm vài hôm nữa vì "lỡ sau này hậu Covid thì khổ lắm". Cứ như thế, nàng dâu dù âm tính vẫn chẳng phải động tay động chân vào bất cứ việc gì cho tới khi sức khỏe hoàn toàn hồi phục.

Bên dưới phần bình luận, dân tình không khỏi xuýt xoa. Nhiều người thậm chí còn bày tỏ sự ngưỡng mộ khi mà L.P gặp được người mẹ chồng sống tình cảm và cực kỳ tâm lý: "Ngưỡng mộ mom ghê", "Quá hạnh phúc rồi", "Mẹ chồng trong mơ của nhiều chị em là đây", "Nhất bạn rồi, mình F0 phải tự mượn nhà để cách ly"...

Tỉ lệ người mắc Covid-19 ở thời điểm hiện tại vẫn tăng cao, chưa có dấu hiệu dừng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng cực kỳ quan trọng. Tương tự như L.P, chị T.L - 1 F0 khác ngụ TP. Vinh, tỉnh Nghệ An cũng được mẹ chồng cơm bưng nước rót, chăm lo từ a-z.

Biết mình thành F0, chị L. đã xin về nhà ngoại nhưng mẹ chồng kiên quyết lắc đầu vì muốn được chăm sóc con dâu. Những ngày sau đó, mâm cơm chỉn chu, đủ các món canh - mặn - xào đều được bà tự tay chuẩn bị. Không chỉ bữa chính thôi đâu, chị L. còn được phục vụ nhiều bữa phụ, bổ sung thêm hoa quả.


>> Xem thêm: Thương dâu vất vả, mẹ chồng đón bà thông gia tai biến về chăm
Nhờ sự tận tình, chu đáo của mẹ chồng mà chỉ 1 tuần sau đó chị L. đã "vượt ải", test nhanh âm tính. Hậu Covid, nàng dâu xứ Nghệ còn được "tặng kèm" món quà là cân nặng tăng lên 2kg. Tương tự như trường hợp của chị L.P, T.L cũng khiến ai nấy xuýt xoa khi chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng.

Biết là "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" nhưng được làm dâu của hội "mẹ chồng quốc dân" tâm lý như này thì đúng là "lãi" to chứ còn sao nữa. Vậy mới nói, "sống chung với mẹ chồng" không phải lúc nào cũng là nỗi ám ảnh đâu. Còn bạn thì sao, thấy thế nào về những bà mẹ chồng đã kể đến trên đây? Hãy chia sẻ ý kiến cùng chúng tôi nhé!
Xem thêm nhiều tin hot về đời sống trên Bestie!
PHƯƠNG PHÁP XÔNG SẢ GỪNG ĐÚNG CÁCH CHO F1, F0 SỐNG CÙNG NHÀ
Gia đình có người thành F0 đã trở thành việc hết sức bình thường. Khi đó, những người đảm nhận vai trò chăm sóc lẽ hiển nhiên sẽ thành F1. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc, F1 cần phải sử dụng khẩu trang, kính chắn giọt bắn và vệ sinh tay chân cẩn thận... để tránh việc bị F0 lây nhiễm.
Phương pháp xông sả gừng giúp F0 giảm các triệu chứng Covid như nghẹt mũi, khô họng... cũng cần được áp dụng. Để thực thực hiện, bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm sả, gừng, chanh, bạc hà, húng quế, tỏi, lá bưởi, tía tô, tràm gió… Tùy vào điều kiện cụ thể để phối hợp từ hai hoặc nhiều loại dược liệu với nhau. Mỗi loại khoảng 200g - 400g là vừa đủ. Sau khi rửa sạch, thái hoặc cắt khúc thì cho "tất tần tật" chúng vào nồi, đổ ngập nước rồi đậy nắp đun sôi. Tiếp đến, dùng khăn sạch phủ vùng đầu và mặt để xông, hít thở sâu để hơi nước cùng tinh dầu đi vào mũi họng.