Chia sẻ trên VOV, TS Bùi Lê Minh (Đại học Nguyễn Tất Thành) cho biết, việc xông sả gừng chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, khô họng, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái hơn… Tuy nhiên quá trình thực hiện cần làm đúng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao.

>> Xem thêm: Điều cần biết về mũi 2 vắc xin: Đối tượng nào sắp được tiêm ở TP.HCM
Cách xông sả gừng đúng cách
Hiện nay nhiều gia đình chủ yếu áp dụng cách xông hơi bằng dược liệu, cần chuẩn bị các nguyên liệu như sả, gừng, chanh, bạc hà, húng quế, tỏi, lá bưởi, tía tô, tràm gió… Tùy vào điều kiện cụ thể để phối hợp từ hai hoặc nhiều loại dược liệu với nhau. Mỗi loại khoảng 200g - 400g là vừa đủ.

Tất cả nguyên liệu sau khi rửa sạch thì thái hoặc cắt khúc rồi cho vào nồi, đổ ngập nước, đậy kín nắp và đun sôi. Tiếp theo, dùng khăn sạch phủ vùng đầu và mặt để xông, hít thở sâu để hơi nước cùng tinh dầu đi vào mũi họng. Sau khoảng 20 phút thì lau khô người, giữ ấm cơ thể và tránh ra gió. Tần suất xông hơi hợp lý là từ 3 - 4 lần/tuần là được.

F1 sống cùng nhà với F0 cần làm gì để bảo vệ mình
Theo ThS.BS Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương chia sẻ trên Sức khỏe đời sống, hiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nên mọi người cần giữ bình tĩnh, thực hiện đúng theo hướng dẫn của Sở Y tế để bảo vệ mình và cộng đồng.

Trong trường hợp bạn là F1, sống cùng nhà với F0 thì quá trình tiếp xúc, hỗ trợ chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, rửa tay trước và sau khi chăm sóc. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng cần xác định ngày xuất hiện triệu chứng và ngày xét nghiệm mắc Covid-19 của F0. Từ mốc thời gian đó để F1 theo dõi tình hình sức khỏe của mình trong khoảng 7 - 10 ngày xem có bị lây hay không.


Thông báo tình hình của F0 cho y tế địa phương để được cấp phát thuốc, cung cấp mã số bệnh nhân để nếu có dấu hiệu trở nặng sẽ được thăm khám và hỗ trợ kịp thời. F1 cần chú ý tránh tiếp xúc gần với người khác, đồng thời ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày và giữ tinh thần lạc quan.



>> Đừng bỏ lỡ: Mẹ đẻ vắc xin AstraZeneca: Không cần trở thành tỷ phú chỉ cần cứu người
Hiện các ca mắc Covid-19 trên khắp cả nước đang có xu hướng tăng, tuy nhiên nhờ tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin rất cao nên hầu hết ca nhiễm có thể tự chữa khỏi tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế, chỉ số ít người bệnh trở nặng thì mới cần đến bệnh viện điều trị. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan thì hãy chia sẻ vào mục bình luận bên dưới nhé.
Xem thêm nhiều tin hot về đời sống trên Bestie!
HỆ MIỄN DỊCH ĐẶC BIỆT GIÚP TRẺ NHIỄM COVID-19 ÍT TRỞ NẶNG
Khi gia đình có ca nhiễm Covid-19 thì người lớn thường lo lắng cho trẻ con nhất. Tuy nhiên Tiến sĩ Bill Kapogiannis - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng, dù lượng trẻ em nhập viện vì Covid-19 có tăng, nhưng số chuyển bệnh nặng thấp hơn so với người lớn rất nhiều.
Số liệu từ Học viện Nhi khoa Mỹ thống kê số trẻ em nhiễm Covid-19 phải nhập viện dưới 1% và chỉ khoảng 0,01% là không qua khỏi. Lý giải điều này, Tiến sĩ Betsy cho rằng hệ miễn dịch niêm mạc của trẻ em hoạt động mạnh mẽ, nhất là khu vực màng nhầy mũi, cổ họng, giúp virus không thể tấn công vào sâu bên trong.