Thẻ từ ATM được thay bằng thẻ chip
Ngân hàng Nhà nước VN tại Khoản 2 Điều 27a Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định: 100% thẻ ATM đang hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa từ 31/12. Điều này đồng nghĩa với việc chiếc thẻ từ quen thuộc từ xưa đến nay sẽ được thay thế bằng thẻ chip có độ bảo mật cao hơn. Dĩ nhiên, thẻ ATM từ sau mốc thời gian trên cũng thôi được phát hành.


Ngoài cách mang chứng minh thư/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân đến các địa điểm giao dịch của ngân hàng để yêu cầu đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip ATM, bạn cũng có thể truy cập vào mobile banking trên điện thoại để thực hiện lệnh, sau đó đến các điểm giao dịch ngân hàng để nhận thẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện đổi thẻ từ sang thẻ chip với các ngân hàng có cây ATM đa năng hoặc LiveBank (chỉ một số ngân hàng áp dụng).
>> Xem thêm: Ngân hàng đồng loạt đổi sang thẻ chip: Chi phí, thủ tục như thế nào?
Căn cước công dân gắn chip
Không có quy định cụ thể yêu cầu người dân phải làm CCCD gắn chip trong tháng 12 nhưng kể từ ngày 31/12, việc trợ giá 50% sẽ không còn nữa. Điều này đúng theo Thông tư 47/2021/TT-BTC. Việc chi trả 100% phí lẽ hiển nhiên sẽ tốn kém hơn nhiều. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, dành một chút thời gian đến điểm hỗ trợ làm căn cước công dân có gắn chip tại địa phương để làm căn cước mới nhé!


Đăng ký sở hữu xe qua nhiều đời chủ, không đủ giấy tờ
Không chỉ ATM hay CCCD gắn chip, một giấy tờ quan trọng khác liên quan đến việc sở hữu phương tiện giao thông cũng cần được thực hiện trước 31/12/2021. Cụ thể, thông tư 58/2020/TT-BCA quy định xe chuyển quyền sở hữu nhiều lần nhưng thiếu/không có giấy tờ chuyển quyền chỉ được đăng kí, sang tên đến 31/12/2021. Sau khoảng thời gian này, mọi hoạt động mua bán xe nhiều đời chủ, thiếu/không đủ giấy tờ sẽ không được đăng ký, sang tên nữa.

>> Xem thêm: Từ 15/05: Áp dụng mức phạt mới cho lỗi không mang giấy tờ xe
Hồ sơ cần chuẩn bị được nêu rõ tại Điều 19 của Thông tư bao gồm: (1) Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình; (2) Nộp Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01); (3) Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định; (4) Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
Như vậy, để không bị "tụt" lại phía sau hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi, ai ai cũng cần phải nắm những thông tin trên, nhất là với những giấy tờ có nội dung liên quan trực tiếp đến ngành nghề, công việc của mình. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian là đã có thể thay đổi giấy tờ hợp lệ theo đúng quy định của nhà nước rồi!
Xem thêm nhiều tin tức hấp dẫn về đời sống khác tại Bestie nhé!
BẢO QUẢN THẺ ATM GẮN CHIP: CẦN CẨN THẬN HƠN THẺ TỪ
Ưu điểm nổi bật của thẻ ATM gắn chip là độ bảo mật cao vì thông tin được mã hóa và thay đổi liên tục, có thể dùng được trên toàn cầu và trang bị tính năng thanh toán mà chẳng cần tiếp xúc. Bù lại, việc bảo quản chiếc thẻ này so với thẻ từ thông thường lại khó khăn hơn. Cụ thể:
- Kiểu thẻ mới này cần được để trong ví mềm, tránh xa những vật sắc nhọn để khỏi làm hỏng chip.
- Tránh trường hợp bẻ thẻ hay làm cong vì dễ gây ảnh hưởng đến các mạch điện tử, làm sai lệch thông tin.
- Việc để ở nhiệt độ cao cũng là điều cần tránh vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nhựa cứng của thẻ.