Nhắc đến những người gốc Việt thành công nơi xứ người thì không thể không kể đến ông Philipp Roesler. Câu chuyện của ông giống như một kì tích bởi từ một cậu bé quê Sóc Trăng mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng ở một quốc gia phát triển như Đức. Điều này giúp cho những người Việt cảm thấy tự hào bởi đất nước chúng ta có một con người ưu tú như vậy.

>> Xem thêm: Nữ triệu phú gốc Việt đứng cạnh Chipu ở Mỹ: Tài sản trăm triệu USD
Philipp Roesler sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng). Từ khi mới chào đời ông đã sống trong một viện mồ côi công giáo bởi vậy chẳng ai biết cha mẹ của ông là ai hay tên của ông là gì. Cho đến khi một cặp vợ chồng người Đức đến viện mồ côi và nhận ông làm con nuôi. Ông theo cha mẹ mình về Đức, tại đây ông đã theo học các cấp và đều nhận được kết quả hạng A.

Sau đó, ông gia nhập quân đội Đức vì trong gia đình có bố nuôi cũng là một quân nhân. Ông theo học ngành sĩ quan quân y nhưng về sau được miễn nghĩa vụ và chuyển sang trường Đại học Y khoa Hannover, đây là một trong những trường đại học về y khoa tốt nhất của Đức thời bấy giờ. Đến năm 2002, ông nhận được học vị Tiến sĩ của trường.

Cũng bắt đầu từ năm 2000, ông chú tâm vào chính trị và sau đó đã thăng tiến rất nhanh. Khi ấy ông là một người trẻ nhưng sở hữu trí tuệ thông minh, sắc sảo, tài diễn thuyết và rất khéo léo trong ứng xử vì thế ông liên tục lập kỉ lục trong giới chính trị Đức. Năm 2009, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trẻ nhất. Năm 2010, ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ trẻ nhất. Năm 2011, ông trở thành Chủ tịch Đảng trẻ nhất và Phó Thủ tướng trẻ nhất.


Đặc biệt hơn, ông cũng chính là người gốc nước ngoài đầu tiên giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước của Đức như vậy. Đến năm 2013, ông Philipp Roesler rời khỏi vị trí Phó Thủ tướng Đức và trở thành Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Trên trường chính trị, ông đã làm nên nhiều thành công vang dội. Bên cạnh đó, ông cũng nổi tiếng là người có trí nhớ cực tốt và khả năng nói vô cùng lôi cuốn. Dù ông diễn thuyết dài bao nhiêu cũng không bao giờ cần cầm giấy. Ngoài ra khi đối diện với khó khăn ông luôn giữ bình tĩnh và có cách xử lý khéo léo, được lòng mọi người.


Hiện tại, ông đang sống cùng vợ và hai cô con gái. Năm 33 tuổi, ông Philipp Roesler lần đầu trở về Việt Nam và ông cũng chia sẻ với báo giới rằng lý do ông trở về chính là ông muốn về để sau này có thể kể cho các con nghe về nơi cha được sinh ra. Năm 2020, ông cũng đã lập một quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ở Việt Nam với hi vọng nền kinh tế Việt sẽ phát triển và được chú ý hơn. Bên cạnh đó, ông đã đầu tư 350 triệu USD (khoảng hơn 8 tỷ đồng) vào Việt Nam cho 3 lĩnh vực là du lịch, công nghệ và sức khỏe.


>> Xem thêm: Con trai gốc Việt của Angelina Jolie 17 tuổi giờ cao lớn, phong trần
Những người Việt tài giỏi đã góp phần giúp các nước trên thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn. Đặc biệt là khẳng định giá trị của những người con đất Việt, dù đi đâu cũng có thể tạo nên thành công và hơn thế là luôn nhớ đế nguồn cội của mình. Hi vọng, trong tương lai ông Philipp Roesler sẽ trở lại Việt Nam nhiều hơn nữa và góp phần thúc đẩy Việt Nam ngày càng phát triển.
Hãy theo dõi những bài viết thú vị trên Bestie nhé!
Chàng trai gốc Việt ngủ gầm cầu đỗ đại học Harvard
Nhiều người gốc Việt sinh sống ở nước ngoài cũng có cuộc sống không hề dễ dàng. Tuy nhiên, ai cũng cố gắng vươn lên và vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh để đạt được thành công. Giống như câu chuyện của Derrick Ngo, người Mỹ gốc Việt đã không ngừng nỗ lực và khiến bao người ngưỡng mộ.
Thời thơ ấu, Derrick có cuộc sống vô cùng khó khăn, gia đình đông con, bố mất sớm, mẹ thì không thể kiếm tiền nên anh luôn phải sống cảnh bữa đói, bữa no. Sau đó khi đi học anh bắt đầu suy nghĩ chín chắn hơn và nhận ra chỉ có con đường học tập mới giúp anh thoát khỏi cảnh khó khăn này.
Anh tập trung vào con đường học tập và đạt được nhiều thành tích đáng nể, Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc anh nộp đơn đăng kí 4 trường đại học hàng đầu ở Mỹ và anh đã đỗ tất cả trong đó có trường Đại học Harvard.