10/23/2021 17:39

"Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới

Nhật Vy - Theo thethaovanhoa.vn Nhật Vy

Trẻ lên 3 bắt đầu ý thức được mình là một cá thể độc lập và vì đó mà cố gắng khẳng định tính tự chủ, độc lập. Từ đây sẽ kéo theo những biểu hiện khác mang tên “khủng hoảng tuổi lên 3”.

Ở mỗi giai đoạn đều là những cột mốc quan trọng hình thành nên nhân cách của trẻ trong tương lai. Vì vậy, những hành vi của trẻ luôn cần được cha mẹ lưu ý và đặc biệt quan tâm nhằm đưa ra phương pháp giáo dục con phù hợp. Ở bài viết sau đây, cha mẹ sẽ hiểu hơn về “khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều nên làm cùng con trong giai đoạn này.

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Tìm hiểu về "khủng hoảng tuổi lên 3" sẽ giúp cha mẹ dễ dàng cùng con vượt qua. Ảnh: Pexels

 >> Xem thêm: Em bé 2 tuổi bất ngờ nổi tiếng nhờ vào những câu nói đầy tích cực.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một hiện tượng tâm lý tự nhiên, bao gồm một chuỗi các hành vi thể hiện sự nhận thức của trẻ về tính độc lập và tự chủ. Những dấu hiệu ở trẻ trong giai đoạn này thể hiện những phát triển về mặt tâm lý, tạo tiền đề cho sự hoàn thiện ở các giai đoạn tiếp theo.

Biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ

Ở độ tuổi này, trẻ dần nhận thức được mình có nhiều khả năng và mong muốn được thể hiện chúng. Chính vì thế, đứa trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường có những biểu hiện như sau:

- Phản ứng tiêu cực

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Thông thường trẻ em sẽ nghe lời cha mẹ nhưng giai đoạn này hoàn toàn ngược lại. Ảnh: Pexels

- Bướng bỉnh

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Giai đoạn này trẻ sẽ bướng bỉnh, chống đối lại người lớn. Ảnh: Pexels

- Ngoan cố

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Trẻ sẽ có xu hướng đòi hỏi một cái gì đó không phải vì trẻ thực sự muốn. Ảnh: The Asian Parents

- Tỏ ra ích kỷ

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Trẻ tỏ ra ích kỷ, muốn tất cả phải thuộc về mình và không muốn chia sẻ với bất kỳ ai. Ảnh: Pexels

- Ăn vạ

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Trẻ thậm chí có thể đập phá đồ đạc và tự làm mình bị thương để đạt được mục đích. Ảnh: Hoàng Hà

- Tự tiện và tò mò

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Trẻ muốn được tự làm mọi việc mà không cần đến sự đồng ý của bố mẹ như tự cắt tóc, tự chọn quần áo mặc, lấy son vẽ lên tường... Ảnh: Pexels

- Vô lễ với người lớn

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Giai đoạn này một số trẻ có cá tính mạnh thậm chí còn cấu véo, cắn cha mẹ... Ảnh: Pexels

>> Xem thêm: Trẻ bướng bỉnh ở tuổi lên 2 khiến mẹ phải đau đầu và lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

Những điều nên làm để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm lý trẻ em, các phản ứng, hành vi trong giai đoạn này sẽ trở nên dữ dội hơn nếu như đứa trẻ bị kiểm soát quá mức bởi người lớn. Vì thế, để trở thành những người cha, người mẹ tâm lý, phụ huynh nên “lớn cùng con” để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây.

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ ở giai đoạn "khủng hoảng tuổi lên 3". Ảnh: Bestie

1. Học cách lắng nghe

Để “lớn cùng con”, cách duy nhất cha mẹ có thể làm đó chính là trở thành bạn với con. Ngay từ sau câu nói “chúng mình làm bạn nhé”, mối quan hệ được thiết lập, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, hứng thú và bắt đầu chia sẻ nhiều thứ. Học cách lắng nghe những câu chuyện bé kể chính là việc nên làm lúc này. Chỉ khi trẻ được lắng nghe, trẻ sẽ tự học được cách lắng nghe người khác. Giai đoạn này cũng là lúc trẻ tập quan sát và lặp lại những điều cha mẹ làm. Chính vì vậy, học cách lắng nghe hay những việc làm khác sẽ giúp trở thành hình mẫu, tấm gương tốt cho con.

Thêm vào đó, hãy thể hiện sự lắng nghe của bạn bằng cách nhắc lại điều trẻ vừa nói kèm theo cảm xúc trẻ biểu lộ. Điều này sẽ khiến trẻ tự nói ra những điều trẻ muốn và biết cách biểu lộ cảm xúc một cách chân thật nhất.  

2. Hạn chế la hét

Đây là điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. La hét lớn tiếng chính là một hành động rất nhiều cha mẹ sử dụng những lúc trẻ bướng bỉnh, ngoan cố. Dẫu việc này có thể khiến đứa trẻ sợ mà nghe lời ngay lập tức nhưng lại vô tình gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
La mắng chính là một trong những hành động khiến trẻ dễ bị tổn thương nhất. Ảnh: Bright Side

Thay vào đó, hãy kiềm chế cảm xúc và tìm hiểu những hình thức phạt nhẹ nhàng hơn mà không cần dùng đến đòn roi. Chẳng hạn, khi trẻ không nghe lời, bạn có thể đặt con ở một khu vực yên tĩnh trong nhà và để trẻ một mình trong vòng 10 - 15 phút, mặc bé la hét hay khóc thét như thế nào đi chăng nữa. Hãy nói với trẻ rằng, nếu ngoan ngoãn, chịu nghe lời người lớn, cha mẹ sẽ quay trở lại. Cách này chính là hình thức phạt mang tên time-out (hình phạt nhẹ) được rất nhiều gia đình áp dụng hiện nay.

3. Giải thích cho con

Một đứa trẻ đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường tỏ ra ích kỷ, muốn tất cả mọi thứ về mình. Vì vậy, khi không đạt được mục đích, trẻ thường ăn vạ hoặc có những hành động phản kháng như cắn, giành giật... Đừng vội vàng la mắng, bạn hãy từ từ giải thích cho con một cách dễ hiểu về những hành động của chúng. Biện pháp này sẽ giúp trẻ hiểu ra lý do tại sao nên hay không nên làm như vậy và nhận thức được những hành động mà trẻ đang làm có ảnh hưởng trực tiếp như thế nào.

4. Gợi ý chọn lựa

Một đứa trẻ 3 tuổi thường được ba mẹ cưng chiều hết mực. Chính vì vậy, trẻ đã quen với việc “muốn là có” chỉ cần khóc lóc một chút. Ở giai đoạn này, cha mẹ đã đến lúc đưa ra những giải pháp cứng rắn bằng cách gợi ý chọn lựa.

Khủng hoảng tuổi lên 3” và những điều bố mẹ không ngờ tới
Đưa ra gợi ý để trẻ có quyền lựa chọn và dần hình thành thói quen suy nghĩ. Ảnh: Parentsworld

Chẳng hạn, nếu trẻ vô tình nhìn thấy đồ chơi trong lúc đi siêu thị và muốn mua chúng, hãy để cho con quyền lựa chọn nhưng với giới hạn chỉ từ 1-2 món. Cố gắng kiểm soát bản thân bằng cách nói “không” dẫu trẻ đang có biểu hiện muốn được thêm.

5. Chú ý đến bé

“Khủng hoảng tuổi lên 3” có thể khiến trẻ mong muốn nhận được sự chú ý từ người lớn. Điều này được thể hiện qua những hành động như trẻ thường xuyên đến bên cạnh lúc bạn đang làm việc, phá những thứ gần đó hoặc tìm cách lấy điện thoại của bạn. Dĩ nhiên, công việc luôn khiến ta bận rộn và khó có thể dừng lại để chơi đùa cùng con.

Do đó, nếu trẻ đang tỏ ra mong muốn được bạn quan tâm, hãy tạm gác một chút, dành cho trẻ vòng tay âu yếm, ôm trẻ và hỏi thăm. Đừng quên nói lời yêu thương vì thật ra trẻ cũng rất cần đấy.

6. Dạy con nghe lời

Ở giai đoạn này, trẻ thường bướng bỉnh, không nghe lời và thực tế, ngoan ngoãn cũng là điều cần đến quá trình rèn luyện dưới sự giáo dục của cha mẹ. Vì vậy, một mẹo nhỏ khiến con có thể nghe lời đó chính là yêu cầu trẻ thực hiện những hành động đơn giản như: “Em bé ngoan, vỗ tay mẹ cho ăn bánh nè”. Trong khi đó, đừng quên kèm theo những lời động viên, khen ngợi giúp bé cảm thấy tự hào, vui vẻ. Bắt đầu bằng những hành động đơn giản, dễ thực hiện sẽ giúp trẻ cảm thấy hào hứng hơn và sau đó cha mẹ có thể dần dần chuyển sang những việc có phần phức tạp.

Em bé 2 tuổi nổi tiếng nhờ vào những câu nói đầy tích cực

Hóa ra, “khủng hoảng tuổi lên 3” cũng chỉ là một hiện tượng tâm lý tâm lý tự nhiên ở trẻ. Vì thế, cha mẹ đừng quá lo lắng khi con có những biểu hiện như trên. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, quan sát để hiểu con hơn cũng như đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Cùng chia sẻ thêm những cách bạn đã vượt qua "khủng hoảng" cùng con nha!

Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie nhé!

SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA MẸ BẦU VÀ CON

Ở mỗi giai đoạn, trẻ đều có những biểu hiện của sự “khủng hoảng tâm lý” một cách tự nhiên. Để giúp trẻ hoàn thiện hơn về vấn đề này, cha mẹ cần có sự chuẩn bị tốt nhất ngay khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Đây chính là điều cần được chú ý, quan tâm song song với yếu tố thể chất. 

Theo nghiên cứu của chuyên gia, trong khi mẹ mang thai, bố hãy chú ý đến tâm trạng của mẹ và thực hiện những hành động như đặt tên con sẽ góp phần giúp trẻ sau sinh khỏe mạnh, vui vẻ, năng động…

>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ nhi khoa bật mí cách dỗ trẻ nín trong tích tắc khiến ai cũng bất ngờ
Scroll to top