10/26/2021 15:46

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Với nhiều người Sài Gòn, có lẽ hình ảnh của những "thuỷ đài nấm" này rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng tường tận được vì sao chúng lại mang hình hài như vậy và người ta xây chúng để làm gì.

Có tất cả 8 "thủy đài nấm" được xây dựng ở Sài Gòn trước năm 1975 và tọa lạc ở những con đường như Nguyễn Văn Tráng (Q.1), Hoàng Diệu (Q.4), Võ Văn Kiệt (Q.5), Phạm Phú Thứ (Q.6), Ba Tháng Hai (Q.10), Hồ Văn Huê (Q.Phú Nhuận), Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh) và Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp). Hình ảnh những "thủy đài nấm" này đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Sài Gòn, cho đến khi chúng được dỡ bỏ từ năm 2017.

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Hình ảnh một "thuỷ đài nấm" khổng lồ với nhiều nhà dân bao quanh. Ảnh: Zing

>> Đừng bỏ lỡ: Hình ảnh hiếm về Thảo Cầm Viên 100 năm trước: kí ức cũ thật đẹp

Những "thủy đài nấm" này được xây dựng với mục đích giúp điều tiết áp lực nước từ nhà máy nước ở TP. Thủ Đức cho các vùng ven của 3 nơi là Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn. Theo đó, mỗi "thủy đài nấm" được xây bằng bê tông cốt thép với chiều cao khoảng 30m và dung tích từ 1.200 m3 - 8.500 m3. Bên dưới "thủy đài nấm" được chống đỡ bằng dàn khung cột bê tông cốt thép. Đặc biệt, khu vực thuỷ đài thường có không gian rất rộng nhằm đảm bảo an toàn.

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Trải qua nhiều năm bỏ hoang, hầu hết những "thuỷ đài nấm" này đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Zing
Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Trước khi được tháo dỡ, hai thủy đài nằm cạnh nhau trên đường Nguyễn Văn Tráng (Q.1) có kiến trúc và kích cỡ tương tự nhau. Ảnh: PLO

Tuy là hình ảnh rất quen thuộc trong mắt nhiều người Sài Gòn nhưng không phải ai cũng biết, dù được xây dựng từ rất lâu nhưng những "thủy đài nấm" này hầu như chưa được đưa vào sử dụng ngày nào. Theo một số người lớn tuổi cho biết, lý do các công trình này không được sử dụng là khi vừa xây xong (giai đoạn 1966 - 1969) thì bị rò rỉ nước khi mới đưa vào vận hành thử nghiệm. 

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Dù được xây dựng rất lâu... Ảnh: Sỹ Đông/Người Lao Động
Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
...nhưng những "thuỷ đài nấm" này chưa được đưa vào sử dụng ngày nào. Ảnh: Tạp chí Giao Thông

>> Đừng bỏ lỡ: 4 chung cư "chất phát ngất" ở Sài Gòn: Hào Sĩ Phường như Hồng Kông xưa

Nhiều người thắc mắc rằng, nếu như được đưa vào hoạt động thì các "thủy đài nấm" này sẽ có chức năng và công dụng gì? Tất nhiên, công dụng chính của nó là để chứa nước sinh hoạt cho người dân thành phố, nhưng bên cạnh đó, "bể bê tông khổng lồ" này còn có chức năng điều tiết áp lực nước.

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Theo thiết kế, những "cây nấm bê tông" khổng lồ này giúp điều áp nguồn nước sinh hoạt cho người dân thành phố. Ảnh: Zing
Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Nước được bơm lên thủy đài, trữ lại và được phân phối cho các nơi sử dụng bằng động năng. Ảnh: Người Lao Động

Theo thiết kế, "thủy đài nấm" được xây dựng với mục đích giúp điều áp nguồn nước sinh hoạt cho người dân thành phố lúc bất giờ. Theo đó, vào những lúc "thấp điểm" - khi người dân ít sử dụng nước thì lượng nước dư ra sẽ được tự động bơm lên và chứa trên các thủy đài. Còn những lúc "cao điểm" - khi người dân có nhu cầu sử dụng nước nhiều thì thủy đài sẽ tự động mở van để bơm nước trở lại vào mạng lưới cung cấp.

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Năm 2017, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho tháo dỡ 7 "thủy đài nấm" khổng lồ từ lâu không còn sử dụng. Ảnh: nhacxua

Năm 2017, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho các đơn vị chức năng tháo dỡ 7 "thủy đài nấm" khổng lồ từ lâu không còn sử dụng, riêng thủy đài cạnh Công trường Quốc tế (Q.3) thì được giữ lại làm di tích lịch sử. Được biết, sau khi tháo dỡ, khu vực các "thủy đài nấm" này sẽ được làm hồ chứa nước ngầm nhằm phục vụ công tác PCCC trên địa bàn.

Công dụng của “Thủy đài nấm” - hình ảnh mà người Sài Gòn nào cũng thấy
Riêng thuỷ đài cạnh Công trường Quốc tế (Q.3) thì được giữ lại làm di tích lịch sử. Ảnh: NLĐ

>> Xem thêm: Dạo một vòng quanh khu Chinatown đẹp mê mẩn giữa lòng Sài Gòn

 

Cận cảnh ngôi nhà "trộm không biết đường vào" ngay giữa lòng trung tâm Sài Gòn

Dù bị bỏ hoang từ lâu và có dấu hiệu xuống cấp gây nguy hiểm cho cư dân xung quanh nhưng khi các "thuỷ đài nấm" này được cơ quan chức năng tháo dỡ cũng để lại nhiều lưu luyến cho những người đã gắn bó gần cả cuộc đời mình với Sài Gòn. Nhiều người, có lẽ do đã quá quen mắt với hình ảnh của những "cây nấm khổng lồ" này trên đường đi làm mỗi ngày nên khi bị tháo dỡ cũng có cảm giác như phải chia tay một ký ức đẹp.

Cập nhật những thông tin bổ ích tại bestie.vn nhé!

XÚC ĐỘNG VỚI BỘ ẢNH SÀI GÒN THẬP NIÊN 90: BÌNH DỊ NHƯNG CŨNG THẬT "CHẤT CHƠI"

Bên cạnh những "thuỷ đài nấm" quen thuộc với nhiều người Sài Gòn thì các bức ảnh sống động và chân thật về một Sài Gòn 20 - 30 năm về trước chắc chắn cũng khiến con tim bao người từng đi qua giai đoạn này phải bồi hồi.

TP.HCM đã khoác lên mình những diện mạo mới qua từng thời kỳ. Tuy vậy, bằng cách này hay cách khác, Sài Gòn vẫn có thể giữ nét đặc trưng thuần túy riêng biệt của mình: Một kểu văn hóa đô thị sôi động với nhịp sống hối hả. Hãy cùng ngược dòng ký ức về những năm 90 của Sài Gòn theo từng bức ảnh nha...

>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Để con tự do đùa nghịch cùng rắn độc, bố mẹ nhận gạch đá tới tấp từ CĐM
Scroll to top