Tình trạng chi tiêu thiếu kiểm soát có thể khiến bạn dễ lâm vào cảnh chưa hết tháng đã hết tiền, đương nhiên điều này chẳng hề tốt một chút nào cả. Nếu muốn lên kế hoạch quản lý tài chính để sớm có một khoản tiết kiệm cho các dự định trong tương lai thì bạn phải thay đổi càng sớm càng tốt. Bắt đầu từ việc lưu ý những mẹo “bòn rút” túi tiền khách hàng của các siêu thị dưới đây để tránh nhé.
Đường 1 chiều
Ngay khi đặt chân vào siêu thị là bạn đã gặp ngay bẫy tâm lý rồi, đặc biệt ở các siêu thị lớn thì lối vào và lối ra thường nằm tách biệt và cách xa nhau. Điều này buộc khách hàng phải đi hết một vòng lớn siêu thị, vừa đi vừa xem hàng hóa sẽ làm bạn khó kìm lòng hơn, việc “tiện tay” bỏ thêm vài món đồ vào giỏ đựng dù trước đó không hề có ý định mua là việc hết sức bình thường.

>> Xem thêm: Cô gái sống tối giản kỳ lạ: nhà rỗng tuếch, có tháng xài 72 ngàn đồng
“Mồi nhử” hấp dẫn
Cách bài trí quen thuộc của siêu thị là các quầy hàng bánh mì, rau củ quả thường được đặt ngay cửa vào. Theo một số nghiên cứu thì điều này sẽ đem lại cảm giác tươi mới và khỏe mạnh. Góp phần làm khách hàng trở nên dễ tính và phóng khoáng hơn trong quá trình mua sắm.

Khuyến mãi cập nhật liên tục
Khuyến mãi “mua 1 tặng 1”, “mua 4 được 5”... đánh trúng tâm lý ham hàng giảm giá của nhiều người, khiến họ có xu hướng mua nhiều hơn mức cần thiết. Cuối cùng thì bên được lợi nhất vẫn là siêu thị. Vậy nên đừng vội thấy hàng khuyến mãi mà ham nhé, chỉ cần lấy đúng số lượng cần thiết là được rồi, đó là chưa kể nhiều khi hàng giảm giá không hề chất lượng như bạn tưởng đâu.

Ăn thử mua thật
Đồ ăn thử miễn phí là một trong những chiến thuật kích thích mua sắm trong siêu thị. Khi khách hàng dừng lại để ăn thì bên cạnh luôn có nhân viên tiếp thị thuyết phục bùi tai, sau đó kiểu gì cũng có người đồng ý mua hàng để góp thêm khoản doanh số đáng kể cho siêu thị cho mà xem.

>> Đừng bỏ lỡ: Bỏ túi 5 mẹo mua thực phẩm này, ai cũng tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng
Tách biệt những thứ thiết yếu
Nếu những mặt hàng như trứng, rau củ quả, mắm muối gia vị… được để chung trong một khu vực thì quá trình mua sắm thường ngày của bạn sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Nhưng khi tách biệt những thứ thiết yếu này ra thì buộc bạn phải lượn từ quầy hàng này sang quầy hàng khác, dẫn đến lượng hàng hóa đập vào mắt nhiều hơn và kích thích nhu cầu mua sắm tăng lên.

Hiệu ứng âm thanh, ánh sáng
Ánh sáng trong các siêu thị giúp tôn lên màu sắc bắt mắt của hàng hóa, những bản nhạc được phát cũng nằm trong sự tính toán từ trước để làm khách hàng cảm thấy thoải mái, bớt “đề phòng” và cứ thế dành thêm thời gian để mua sắm thả ga.

Thiếu “1 chút nữa thôi”
Tới bước cuối cùng là thanh toán tiền hàng thì bạn vẫn có thể rơi vào “bẫy” của siêu thị. Nhân viên thu ngân sẽ gợi ý bạn mua thêm “chút xíu nữa” để đạt mức nhận ưu đãi hoặc giao hàng miễn phí tại nhà. Thử tính xem nếu hàng trăm khách hàng đều đồng ý mua thêm để được hưởng ưu đãi thì siêu thị sẽ được lợi cỡ nào.

Để tránh việc sa đà vào “bẫy” của siêu thị thì tốt nhất là bạn hãy lên danh sách mặt hàng cần mua từ trước, đồng thời chỉ mang theo đúng số tiền mặt tương ứng để thanh toán. Như vậy thì dù có không cưỡng lại được việc mua thêm đồ thì bạn cũng phải kìm nén lại vì chẳng đủ tiền. Nếu biết thêm các mẹo quản lý chi tiêu hay ho nào khác thì bạn hãy cùng chia sẻ với mọi người vào mục bình luận bên dưới nhé.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
CỤ BÀ 71 TUỔI, BẬC THẦY TIẾT KIỆM Ở NHẬT TIẾT LỘ 10 CÁCH GIẢM CHI TIÊU
Ngoài việc cảnh giác trước các chiêu bòn rút của siêu thị thì bạn cũng có thể tham khảo thêm cách tiết kiệm tiền của cụ bà Yoko Ogasawara, 71 tuổi ở Nhật Bản.
Để cắt giảm chi phí sinh hoạt, bà Yoko pha trà trực tiếp trông cốc chứ không dùng ấm để pha. Khi ăn cơm cũng ăn thẳng từ nồi luôn chứ không dùng tô, như vậy sẽ không tốn nước chùi rửa.
Đối với giấy vệ sinh, bà Yoko cho biết mình ưu tiên sử dụng loại giấy vệ sinh cuộn thay cho khăn giấy đóng hộp. 1 cuộn mỗi khổ 20 cm có thể sử dụng 300 lần với giá khoảng 25 yên, còn khăn giấy đóng hộp tận 65 yên nhưng chỉ có 20 tờ…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!