09/21/2021 19:45

Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêm chủng trên khắp thế giới diễn ra chậm là vì các thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng tác động lên quyết định của một số người.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin Covid-19 vì lợi ích tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Ngay từ khi vắc xin Covid-19 mRNA ra đời, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai phát triển kháng thể sau khi tiêm và các kháng thể này sẽ được vận chuyển trong máu cuống rốn và sữa mẹ. Đồng nghĩa với việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ người mẹ và cả thai nhi.

Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Công tác tiêm chủng đang được Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Today
Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên hoặc đang cho con bú nên tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Hồng Đức

>> Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm mũi 2 vắc xin: Được trộn Moderna và Pfizer

Các chuyên gia nói gì về tác động của vắc xin Covid-19 với thai phụ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng đã cập nhật khuyến nghị vào đầu tháng 8, với nội dung khuyên phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên đi tiêm phòng Covid-19.

Cơ quan quản lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc của Vương quốc Anh (MHRA) khẳng định, chưa có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào được sử dụng ở Vương quốc Anh làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc các biến chứng bẩm sinh cả.

Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Sau tiêm, các sản phụ sẽ được theo dõi sức khoẻ tại chỗ trong 30 phút. Ảnh: Bệnh viện Hồng Đức
Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Các thai phụ sau khi tiêm vắc xin cứ thực hiện khám thai định kỳ như bình thường. Ảnh: Bệnh viện Hồng Đức

Phó giáo sư Tara Shirazian, đồng thời là bác sĩ phụ khoa tại NYU Langone Health cho rằng, phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm Covid-19 sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng và nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với những người cùng tuổi nhưng không mang thai.

Bà Mary Rosser - Giám đốc sức khỏe phụ nữ tại Khoa Sản và Phụ khoa tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia cho biết, vào đầu tháng 8, có 22 nhóm y tế đã đưa ra tuyên bố chung với nội dung rằng: Cách tốt nhất để phụ nữ mang thai tự bảo vệ mình trước tác hại tiềm ẩn do nhiễm Covid-19 là tiêm chủng đầy đủ.

Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú được ưu tiên tiêm vắc xin. Ảnh: Duy Hiệu

>> Đừng bỏ lỡ: Đã tiêm vắc xin mũi 1, mũi 2 vẫn mắc như thường: Đừng có lơ là

Vắc xin không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Vào tháng 6/2021, một nghiên cứu được Bệnh viện Johns Hopkins Medicine công bố cho thấy việc chuyển phôi cho những phụ nữ mang kháng thể đối với virus Covid-19 sau khi tiêm phòng gần như chẳng có gì khác biệt so với những lần chuyển phôi bình thường trước đây. Sự hiện diện của kháng thể không ảnh hưởng gì đến tốc độ chuyển giao của phôi cả.

Kết quả nghiên cứu cũng không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ mang thai thành công giữa ba nhóm phụ nữ: Nhóm có kháng thể sau tiêm vắc xin; nhóm có kháng thể do từng nhiễm Covid-19; và nhóm không có kháng thể Covid-19. Giống như tất cả các loại vắc xin khác, giới khoa học đang tiếp tục tìm hiểu và sẽ thông báo ngay khi phát hiện sự bất thường nếu có.

Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Những điểm xe tiêm lưu động được tổ chức để đến từng khu dân cư. Ảnh: Pháp luật TP.HCM
Vắc xin covid liệu có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ
Hãy tiêm vắc xin ngay khi đến lượt. Ảnh: NLD
Cụ ông nắm tay vợ đi test Covid, chu đáo lo cho người bạn đời từ A-Z

Bên cạnh đó, dữ liệu từ hệ thống giám sát an toàn vắc xin của Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc xin có biểu hiện và triệu chứng giống với những người không mang thai. Do đó, chị em phụ nữ nếu đang trong thai kỳ thì hãy yên tâm thực hiện chủng ngừa theo quy định để bảo vệ cho cả hai mẹ con và cộng đồng nhé.

Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!

HIỆU QUẢ KHÔNG NGỜ KHI TIÊM TRỘN VẮC XIN COVID-19: MIỄN DỊCH MẠNH HƠN

Liên quan đến hiệu quả tiêm chủng của vắc xin Covid-19, từ ngày 8/9, Bộ Y tế đã cho phép có thể tiêm trộn hai loại vắc xin Covid-19 trong trường hợp thiếu nguồn cung vắc xin. Có thể tiêm trộn hai loại vắc xin là Moderna và Pfizer, hoặc mũi 1 đã tiêm vắc xin AstraZeneca thì mũi 2 cũng được phép tiêm vắc xin Moderna hoặc Pfizer.

Thực tế trên thế giới rất nhiều nước đã áp dụng phương pháp này để đẩy nhanh việc bao phủ vắc xin, giúp phòng chống dịch hiệu quả hơn. Đặc biệt theo nhiều nghiên cứu việc tiêm trộn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí nó còn cho hiệu quả cao hơn so với khi chỉ tiêm một loại ở cả 2 mũi…

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Stylist Kye Nguyễn chật vật bước chân vào giới thời trang khi không có điều kiện và mối quan hệ
Scroll to top