09/11/2021 10:52

Sự thật về kiến ba khoang: cách đối phó khi chẳng may bị nó chạm nhẹ

Hạnh Nguyên - Theo thethaovanhoa.vn Hạnh Nguyên

Kiến ba khoang là loài côn trùng gây ám ảnh cho nhiều người vì tác hại mà chúng để lại nhất là những gia đình ở chung cư. Chúng không cắn mà chỉ tiết ra chất độc khi chạm phải da thịt con người.

Gọi là kiến ba khoang nhưng thực chất đây là một loại bọ cánh cứng, tên tiếng Anh là Rover beetle. Loài này biết bay nên những chung cư cao tầng vẫn bị cắn. Kiến ba khoang chứa độc tố cực mạnh, thường gia tăng nhiều nhất là vào mùa mưa, mỗi lần bị kiến ba khoang "chạm nhẹ" vào da là sưng tấy, mẩn đỏ, gây mụn mủ, phồng rộp.

Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Khi tiếp xúc với chất độc của kiến ba khoang bằng cách chà xát, giết hay vô tình cọ trúng mà không được điều trị kịp thời dễ gây lở loét da và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ảnh: Lao động

>> Xem nhanh: "Nhận dạng" vết cắn côn trùng bằng những cách cực đơn giản

Biểu hiện trên da sau tiếp xúc với kiến ba khoang

- Ở mức độ nhẹ thì làn da có tiếp xúc với chất paederin do kiến ba khoang tiết ra sẽ xuất hiện vùng ban đỏ theo hình hạt, mảng hoặc vệt dài. Ở mức độ tiếp xúc vừa thì sẽ phát triển thành mụn nước, mụn mủ. Sau một thời gian sẽ khô mặt, bong tróc và để lại vệt đỏ hoặc sẹo thâm.

Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Nếu vết thương nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Ảnh: Sức khỏe đời sống

- Trường hợp nặng là những mảng phồng rộp, mụn mủ rộng hơn, gây lở loét da, người mắc sẽ găp phải tình trạng nóng sốt, buồn nôn. Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, những vùng da bình thường nếu vô tình tiếp xúc với vùng da dính độc tố kiến ba khoang thông qua việc chà xát, tắm... cũng gây nên trường hợp tự tiếp xúc thứ phát. 

Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Trường hợp nặng nên đi khám bác sĩ. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Khác với dị ứng hay viêm da, vùng da bị kiến ba khoang tấn công thường có cảm giác đau rát, châm chích khó chịu và thường sự viêm nhiễm kéo dài từ 1 - 3 tuần.

Cách điều trị, phòng tránh khi tiếp xúc kiến ba khoang

Đối với tình trạng nhẹ thì sau vài ngày da có thể tự lành lặn, ngoài ra có thể dùng xà phòng rửa vết thương, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Nếu muốn vết thương nhanh lành hơn, bạn có thể bôi thuốc kháng viêm lên vùng da ảnh hưởng. 

Còn trường hợp với thương nặng thì theo ThS BS. Tạ Quốc Hưng - Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM có chia sẻ trên Infonet: "Uống ciprofloxacin và bôi steroid giúp thương tổn lành nhanh hơn trong trường hợp viêm da tiếp xúc kiến ba khoang mang vi khuẩn Pseudomonas. Điều trị toàn thân có thể dùng kháng histamin uống để giảm triệu chứng ngứa rát. Có thể dùng thuốc giảm đau, an thần và kháng sinh chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da Liễu".

Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Khi da tiếp xúc với chất paederin do kiến ba khoang tiết ra, vùng ban đỏ sẽ xuất hiện với hình đám, vệt, hạt, mảng,... Ảnh: Sức khỏe đời sống

Để phòng tránh chất độc trong kiến ba khoang thì khi phát hiện chúng đu bám trên người thì không nên đập nát mà nên thổi nhẹ cho chúng bay đi, nhẹ nhàng dùng giấy gói lại và vứt vào sọt rác hoặc đặt tờ giấy cho kiến bò lên. Nếu lỡ chạm vào kiến thì nên rửa tay sạch với nước muối, không chạm vào các vùng da khác.

Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Phải dùng giấy để thủ tiêu kiến ba khoang, không nên dùng trực tiếp bằng tay. Ảnh: Zing

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, vào buổi tối hãy đóng kín cửa phòng, tắt bớt đèn để không thu hút sự chú ý của kiến ba khoang, hoặc có thể dùng đèn thu hút côn trùng. Sau khi lấy quần áo từ bên ngoài vào thì giũ mạnh rồi gấp gọn gàng cho vào tủ quần áo để tránh kiến đu bám.

Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Trước khi ngủ cần giũ chăn màn thật kĩ để tránh chà xát lên kiến ba khoang. Ảnh: Pinterest
Bày chị em cách đối phó khi bị kiến ba khoang ghé thăm
Bạn cũng có thể tự chế cách diệt kiến ba khoang. Ảnh: Khám phá

>> Đừng bỏ lỡ: Cô gái lãnh nguyên lỗ thủng trên mặt vì bị nhện cắn khi ngủ

NHẬN DẠNG VẾT CẮN CÔN TRÙNG NHANH CHÓNG, ĐỪNG CHỦ QUAN NẾU KHÔNG MUỐN GẶP BIẾN CHỨNG XẤU

Kiến ba khoang dù gây tổn thương đến da nhưng không quá nguy hiểm như một số loài côn trùng khác. Tuy nhiên lượng kiến ba khoang trong mùa mưa rất nhiều nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến da, gây đau đớn, mưng mủ, nhất là đối với trẻ em. Nếu các vết ngứa do kiến ba khoang để lại vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất nên đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác tại Bestie nhé!

NGƯỜI PHỤ NỮ SUÝT NHIỄM TRÙNG MÁU VÌ RỆP GIƯỜNG CẮN: LƯU Ý DA MẨN ĐỎ

Không chỉ kiến ba khoang, rệp giường cũng là một loài côn trùng nguy hiểm mà ít người để ý.  Nếu lười vệ sinh giường chiếu thì việc bị rệp giường cắn là chuyện có thể xảy ra.

Như người phụ nữ này bị rệp giường cắn đến phồng rộp và nhiễm trùng da nhưng vẫn không biết cứ tưởng là bị phát ban, dị ứng hay ngứa nên ra mua thuốc uống. Mãi vẫn không hết nên chị mới đi bệnh viện để khám thì được bác sĩ chẩn đoán "may mà đến kịp chứ không thì đã chuyển sang nhiễm trùng đến máu rồi thì thôi xác định tính mạng ngàn cân treo sợi tóc". Thế nên, các chị em lưu ý nên vệ sinh giường chiếu sạch sẽ, nhất là nhà có em bé, để vừa có giấc ngủ ngon, vừa đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Stylist Kye Nguyễn chật vật bước chân vào giới thời trang khi không có điều kiện và mối quan hệ
Scroll to top