1. Hiệu ứng "tâm lý chung"
Đây là một hiệu ứng tâm lý nhiều người gặp phải, cụ thể là khi người ta đưa ra một thông điệp chung chung nào đó chúng ta lại cảm thấy vô cùng đúng với mình, mặc dù ai đọc hay nhìn vào cũng sẽ cảm thấy đúng như vậy.
Một minh chứng dễ thấy nhất là khi bạn xem bói hoặc xem cung hoàng đạo, bài Tarot, dù người ta chỉ nói chung chung về cuộc sống, tình yêu và sự nghiệp nhưng ai cũng thấy nó đúng phần nào đó với mình đúng không?

>>Xem thêm: Déjà Vu và 6 lý do bạn cảm thấy việc đang trải qua rất quen thuộc
2. Hiệu ứng "ảo giác lộ liễu"
Lúc có cảm xúc quá mạnh mẽ như lo lắng, hồi hộp và bạn sẽ có xu hướng muốn che giấu đi vì sợ người khác nhìn vào sẽ nhận ra một cách nhanh chóng. Và cũng chính ảo giác làm nhiều người cảm thấy hồi hộp trước đám đông, lo lắng khi gặp crush vì sợ người đối diện nhìn thấu, dù thực tế chắc chắn cũng chẳng ai để ý đâu.

3. Hiệu ứng "nghĩ một đằng nói một nẻo"
Bạn đã bao giờ nghĩ một đằng, viết hoặc gõ chữ một nẻo, nghĩ một đằng nhưng khi nói ra lại là những điều hoàn toàn khác? Đây là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên đôi khi chính bạn còn không nhận ra, phải đến khi người khác phát hiện lỗi sai mới vỡ lẽ.
Điều này được giải thích là do những mảng vô thức trong tâm trí chuyển thành hành vi thực tế, dù bạn có không định làm điều đó. Ví dụ gọi nhầm tên... người yêu cũ khi ở bên người mới cũng là do hiện tượng này.

4. Hiệu ứng "thiên vị lựa chọn sẵn có"
Đây là một hiệu ứng tâm lý của não bộ, muốn phân tích một chủ đề một cách nhanh nhất, bằng cách dựa vào những ví dụ sẵn có chứ không tìm hiểu mọi thứ một cách cặn kẽ. Chẳng hạn như bạn đọc tin tức và thấy vụ trộm xe hàng loạt ở một địa điểm nào đó và bạn lập tức cho rằng khu vực của bạn đang sống cũng tương tự hay khi đọc những tin tức cho rằng vắc xin này không tốt bằng vắc xin kia, bạn sẽ lập tức bài trừ mà không cần biết chúng có những ưu nhược điểm nào.

5. Hiệu ứng "trí nhớ sai lệch"
Bộ nhớ của con người không thể hoàn hảo như máy móc được, chúng vẫn có những sai sót nhất định. Đó là lý do có những mảng ký ức sai lệch, trông thì có vẻ đúng nhưng lại là do bản thân bạn tưởng tượng và tự khiến bản thân phải suy nghĩ. Chẳng hạn bạn đã chạy xe đi làm nhưng nhớ lại là mình chưa khóa cửa nhà, quay lại thì đã khóa rồi. Đó là một dạng ký ức sai lệch.

6. Hiệu ứng "lý thuyết quá trình mỉa mai"
Trong chúng ta ai cũng có những điều muốn vĩnh viễn quên đi nhưng não bộ lại không nghe theo lý trí. Khi cố gắng quên đi một điều gì đó, một phần não của chúng ta sẽ ngăn chặn suy nghĩ bị cấm đó, nhưng phần khác lại kiểm tra thử xem nó có thực sự ngăn chặn hay không. Và kết quả là càng muốn loại bỏ điều gì ra khỏi đầu thì bạn càng nghĩ về nó nhiều hơn.

7. Hiệu ứng "sự chú ý dư thừa"
Nếu chúng ta làm nhiều việc cùng một lúc thì não bộ sẽ lãng phí nhiều dung lượng nhưng thực ra đó chỉ là hiệu ứng "sự chú ý dư thừa". Hiệu ứng này xảy ra khi bạn làm nhiều việc cùng một lúc mà chưa thực sự hoàn tất bất kỳ việc gì, việc gì cũng nhúng tay vào và cũng dang dở. Và giải pháp tốt nhất chính là tập trung làm cho xong một việc nào đó xong mới làm việc tiếp theo.

>>Xem thêm: Sai lầm mà não bộ con người hay mắc phải: Tôi luôn đúng, thích đổ lỗi
Trên đây là những điều kì lạ của hiệu ứng não bộ. Bạn có thấy những hiệu ứng trên đây quen thuộc không, chắc là bất kì ai cũng đã trải qua một lần đúng không, thậm chí có người còn lặp đi lặp lại nhiều lần. Còn bạn, đã trải qua bao nhiêu điều trên đây rồi, cùng chia sẻ nhé!
Nguồn: Brightside
Xem thêm các bài viết mới nhất tại Bestie nhé!
THÍCH MỘT NGƯỜI, NÃO BỘ SẼ "NGÓ LƠ" MỌI KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGƯỜI ĐÓ
Não bộ cũng có ảnh hưởng khi bạn yêu hoặc thích một người nào đó. Nếu như yêu bạn sẽ nhìn rõ khuyết điểm của nửa kia nhưng vẫn dễ dàng cho qua còn nếu thích một người thì bộ não của bạn sẽ tự động "ngó lơ", chỉ nhìn thấy những điều tốt đẹp của crush.
Những điều bạn thường cảm nhận được như: Mọi thứ thuộc về người ấy đều trở nên cuốn hút một cách kỳ lạ, bạn sẽ vô thức nhắc về người ấy nhiều lần trong ngày, những thói quen xấu của họ trong mắt bạn lại trở nên đáng yêu lạ thường.
Xem chi tiết tại đây!