Từ ngày 8/9, Bộ Y tế đã cho phép có thể tiêm trộn hai loại vắc xin Covid-19 trong trường hợp thiếu nguồn cung vắc xin. Có thể tiêm trộn hai loại vắc xin là Moderna và Pfizer, hoặc mũi 1 đã tiêm vắc xin AstraZeneca thì mũi 2 cũng được phép tiêm vắc xin Moderna hoặc Pfizer. Bởi trên thế giới rất nhiều nước đã áp dụng phương pháp này để đẩy nhanh việc bao phủ vắc xin, giúp phòng chống dịch hiệu quả hơn. Đặc biệt theo nhiều nghiên cứu việc tiêm trộn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí nó còn cho hiệu quả cao hơn.


>> Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm mũi 2 vắc xin: Được trộn Moderna và Pfizer
Thông tin từ Báo Quân Đội Nhân Dân, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Hàn Quốc dựa trên việc khảo sát 499 nhân viên y tế của đất nước này. Trong đó có 100 người được tiêm kết hợp hai liều vắc xin Astrazeneca và Pfizer trong hai lần tiêm, 200 người tiêm bằng cả hai mũi vắc xin Pfizer, 199 người tiêm bằng cả hai mũi vắc xin Astrazeneca. Và sau quá trình theo dõi, tất cả họ đều có kết quả giống nhau là có thể ngăn chặn được virus xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, tiêm trộn 2 loại vắc xin có khả năng làm tăng mức độ kháng thể trung hòa lên gấp sáu lần so với việc tiêm hai mũi vắc xin AstraZeneca.


Trước đó, tại Anh cũng từng đưa ra nghiên cứu về việc tiêm trộn hai loại vắc xin và cũng nhận được kết quả giống như nghiên cứu tại Hàn Quốc. Với người tiêm mũi một bằng vắc xin Astrazeneca và tiêm mũi hai bằng vắc xin Pfizer có thể tạo ra phản ứng tế bào lympho T tốt nhất. Và hệ miễn dịch của người này cũng cao hơn hẳn so với người tiêm mũi một bằng vắc xin Pfizer và mũi hai là vắc xin Astrazeneca.


Đức là đất nước đầu tiên thực hiện việc tiêm trộn hai mũi vắc xin. Với mũi một là vắc xin Astrazeneca và mũi hai là vắc xin Pfizer hoặc BioNTech hay Moderna. Chính phủ Đức xác nhận, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chính là người mở đường cho việc này khi bà cũng là người tiêm hai loại vắc xin khác nhau ở hai lần tiêm. Lần một, bà tiêm vắc xin Astrazeneca và lần hai bà tiêm vắc xin Moderna. Sau đó, rất nhiều quốc gia đã thực hiện việc tiêm trộn hai mũi vắc xin này như: Canada, Ý, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE,... Và mới đây nhất là Việt Nam cũng đã được Bộ Y tế cho phép tiêm kết hợp hai loại vắc xin.


>> Xem thêm: Đã tiêm vắc xin mũi 1, mũi 2 vẫn mắc như thường: Đừng có lơ là
Như vậy chúng ta có thể thấy được việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 không hề ảnh hưởng tới sức khỏe hay độ miễn dịch của cơ thể. Điều này đã được nhiều nước trên thế giới công nhận và thực hiện. Vì vậy, hy vọng rằng nhờ phương pháp tiêm trộn này giúp dịch bệnh nhanh chóng kết thúc.
Hãy theo dõi những bài viết trên Bestie nhé!
Bộ Y tế cho phép rút ngắn thời gian tiêm giữa hai mũi vắc xin Astrazeneca
Để đảm bảo việc bao phủ vắc xin phòng chống Covid-19, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều quy định mới. Trong đó có việc được rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi tiêm vắc xin Astrazeneca. Theo thông tin từ Zing, Bộ Y tế đã cho phép các tỉnh, thành phố tự quyết rút ngắn thời gian giữa hai mũi vắc xin Astrazeneca. Điều này được căn cứ từ khuyến cáo, hướng dẫn của WHO và các nhà sản xuất vắc xin.
Nhà sản xuất vắc xin cho rằng mũi 2 nên được tiêm sau mũi 1 từ 4 - 8 tuần. Trong đó WHO khuyến cáo nên để khoảng cách giữa hai mũi tiêm này là 8 - 12 tuần. Và trước đó tại Việt Nam chúng ta cũng thực hiện tiêm hai mũi vắc xin Astrazeneca với khoảng cách là 8 -12 tuần. Nhưng giờ đây có thể rút ngắn thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 tối thiểu là 6 tuần để đảm bảo độ bao phủ vắc xin sớm nhất.
>> Xem thêm TẠI ĐÂY!