Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - một trong những trung tâm mỹ thuật lớn nhất cả nước, địa điểm trưng bày "hằng hà" tác phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật - tọa lạc trên đường Phó Đức Chính, quận 1, TP.HCM. Được thành lập từ năm 1987 nhưng phải đến năm 1991, bảo tàng mới chính thức đi vào hoạt động. Nơi đây là một tòa nhà 3 tầng với tổng cộng 99 cửa.

>> Xem thêm: Giai thoại về Cô Ba Trà dùng bùa lỗ ban khiến đại gia tán gia bại sản
Trước khi trở thành Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, tòa nhà chính từng thuộc sở hữu của ông Hứa Bổn Hỏa - thương nhân người Hoa, 1 trong 4 người giàu có nhất Sài Gòn thuở bấy giờ. Có câu "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" chính là như thế. Tương truyền ông Hỏa có 4 người con, 3 trai và 1 gái. Hứa Tiểu Lan - cô út trong nhà tuy xinh đẹp, gia giáo nhưng bạc phận vì chẳng may mắc bệnh hủi (còn gọi là phong cùi). Thương con, ông Hỏa tìm mọi cách chạy chữa nhưng kết quả vẫn chẳng khả quan. Chống chọi một thời gian, tiểu thư nhà họ Hứa không qua khỏi. Cũng từ đây những lời đồn đại, những câu chuyện có phần đáng sợ gắn liền với tiểu thư nhà họ Hứa cũng theo đó mà xuất hiện.


Chung cư 727 Trần Hưng Đạo
Dân Sài Gòn "chính cống" có lẽ không xa lạ gì với cái tên "727 Trần Hưng Đạo" (quận 5). Trước khi được sử dụng như một chung cư, nơi đây từng là khách sạn mang tên Building President. Khách sạn này được xây dựng từ năm 1960, do ông Nguyễn Tấn Đời - đại gia bất động sản nức tiếng Sài thành lúc bấy giờ rót vốn đầu tư. Được biết, nó có tổng cộng 13 tầng, chia làm 6 tòa và ngăn ra thành 530 căn phòng riêng biệt với diện tích khoảng 20m2.
Thời điểm đó, đối tác (là người Pháp) tỏ ra e dè khi nghe đến con số 13 bởi theo quan niệm phương Tây, 13 là con số đem lại nhiều điều không may mắn. Thế nhưng, đại gia họ Nguyễn lại không mấy quan tâm, quyết làm cho bằng được. Tuy nhiên, có lời đồn đại ngay khi đang đặt những viên gạch cuối cùng trên tầng 13 thì hàng loạt tai nạn bất ngờ xảy ra. Chính chi tiết này khiến toà nhà trở nên nổi tiếng bởi những câu chuyện phong thuỷ được thêu dệt sau đó.

Nửa thế kỷ trôi qua, tòa nhà này giờ đây cũ kĩ đến độ chỉ còn... chờ ngày sập. Phía bên trong gần như chẳng còn chỗ nào nguyên vẹn. Trong khi những mảng tường nứt toát, vôi vữa "rụng" thành từng đống thì của nẻo cũng tang hoang. Mỗi lúc gió lùa vào lại tạo ra thứ âm thanh hun hút khiến ai nghe qua đều không khỏi rùng mình.


Thuận Kiều Plaza
Khởi công xây dựng trong vòng 5 năm (từ 1994-1999), Thuận Kiều Plaza (tọa lạc tại trung tâm quận 5) là một tổ hợp gồm 3 tòa nhà với độ cao "không phải dạng vừa". Bên trong đó bao gồm trung tâm thương mại, hơn 600 căn hộ cùng nhiều tiện ích khác như khu giải trí, hồ bơi... Đáng tiếc, tham vọng trở thành Cửu Long Tân Giới của Sài Gòn không thành hiện thực bởi trong suốt 20 năm tồn tại, vì nhiều lý do khác nhau nên nơi đây dần trở nên ế ẩm. Đến 03/11/2017, thời điểm The Garden Mall khai trương cũng là lúc cái tên Thuận Kiều chính thức đi vào quá khứ.


>> Xem thêm: Cô Tư Nhị: "Yêu nữ" Sài Gòn xưa quyến rũ cả Hắc - Bạch công tử
Có không ít lời đồn xoay quanh việc một dự án được đầu tư khủng, một công trình đồ sộ ngay trung tâm thành phố lại trở nên âm u và hoang phế. Thế nhưng, những câu chuyện mà người này truyền tai người kia đến nay vẫn còn là ẩn số.

Dĩ nhiên, chẳng ai ngờ tòa cao ốc vắng vẻ năm nào lại được "thay áo mới", trở thành một trong những TTTM lớn nhất Sài Gòn. Chưa dừng lại ở đó, nó còn được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, phục vụ cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị Covid-19.

Những tọa độ đi cùng năm tháng, tồn tại hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm thì việc ẩn chứa đằng sau nhiều câu chuyện ít ai biết cũng là điều dễ hiểu. Còn bạn thì sao, bạn đã bao giờ ghé thăm những địa điểm này hay nghe đến những giai thoại đã kể đến trên đây chưa? Hãy chia sẻ ý kiến cùng chúng tôi nhé!
Xem thêm nhiều tin tức thú vị trên Bestie nhé!
GIAI THOẠI VỀ NHAN SẮC VÀ CHUYỆN ĐỜI "HỒNG NHAN BẠC PHẬN" CỦA CÔ BA SÀI GÒN
Đâu chỉ có những địa điểm kể trên, Sài Gòn còn tồn tại không ít giai thoại về những con người, nhất là người phụ nữ "sắc nước hương trời". Nổi bật trong số đó phải kể đến "Cô Ba Sài Gòn" - người sở hữu nhanh sắc được ví như "liều độc dược ái tình", làm không biết bao nhiêu tay chơi hào hoa đổ gục.
Giai thoại về Cô Ba phải nói là "hằng hà sa số". Đáng chú ý nhất là dù qua tay rất nhiều gã đàn ông nhưng cô Ba lại không thuộc về bất cứ ai. Sau những năm tháng tuổi trẻ ăn chơi, bay nhảy, cô Ba tuổi xế chiều sống đời cô đơn, bi đát. Có người nói, cô qua đời ở gầm cầu thang của một chung cư tại Sài Gòn mà chẳng có ai bên cạnh.
>> Xem chi tiết: TẠI ĐÂY!