09/13/2021 12:42

Đã tiêm vắc xin 1 mũi, 2 mũi vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Thời gian qua, một số trường hợp đã tiêm 1 – 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh nhận được sự quan tâm lớn. Do đó mọi người cần chủ động phòng tránh, không chủ quan dù bản thân đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin.

Trên báo Công an nhân dân, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, vắc xin được tiêm vào trong cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa với virus, kháng thể này sẽ xuất hiện ở tuần thứ 2 sau khi tiêm. Tuy nhiên, không có loại vắc xin nào ngăn chặn 100% virus, nhưng kháng thể từ vắc xin sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, giúp giảm khả năng tăng nặng và không qua khỏi.

Bác sĩ Vĩnh Châu cũng khẳng định thêm rằng không phải cứ tiêm đủ 2 mũi vắc xin là sẽ không bị nhiễm Covid-19. “Vắc xin giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm”, bác sĩ Châu nói.

Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 vẫn có thể bị lây nhiễm bệnh. Ảnh: toquoc
Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Vắc xin sẽ giúp giảm nguy cơ tăng nặng và không qua khỏi ở người nhiễm Covid-19. Ảnh: BriardForce

>> Xem thêm: Điều cần biết về mũi 2 vắc xin: Đối tượng nào sắp được tiêm ở TP.HCM

Mới đây, trên CNN đưa tin về kết quả nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố hôm 10/9, cho thấy người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ nhập viện cao gấp 10 lần, và nguy cơ không qua khỏi cao gấp 11 lần nếu mắc Covid-19 so với người đã được chủng ngừa.

Cũng theo nghiên cứu này, người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao gấp 4,5 lần so với người đã được tiêm chủng đầy đủ. Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, đồng thời nhắc nhở chúng ta không được lơ là chủ quan, mà phải chú ý giữ gìn sức khỏe cẩn thận vì sự an toàn của bản thân và cộng đồng.

Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Hãy tiêm vắc xin ngay khi đến lượt. Ảnh: baodientu
Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Hiện nay nhiều nước đã tiến hành tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng. Ảnh: Today

>> Đừng bỏ lỡ: Mẹ đẻ vắc xin AstraZeneca: Không cần trở thành tỷ phú chỉ cần cứu người

Đối với những ai đã được chích ngừa nhưng dương tính Covid-19, thì họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Đây là lý do tại sao mỗi cá nhân cần nghiêm túc tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.

Để tăng cường chống dịch trong thời gian giãn cách xã hội, Bộ Y tế công bố thêm thông điệp 5T chống dịch trong giai đoạn mới, gồm: Tuân thủ 5K - Test Covid-19 - Tiêm chủng - Thực phẩm đủ - Thầy, thuốc đến tận nhà.

Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Việc tiêm vắc xin cũng là căn cứ để mỗi người được cấp thẻ vàng hoặc thẻ xanh Covid. Ảnh: Thanh niên
Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Tiêm vắc xin rồi cũng cần tuân thủ nghiêm 5K của Bộ Y tế nhé. Ảnh: NLD

Trong trường hợp gia đình có F0 thì người nhà cần thực hiện theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế (ban hành ngày 28/8), để tránh lây nhiễm cho các thành viên khác bằng cách thực hiện các yếu tố sau:

  • Cách ly F0 khỏi những người khác, F0 có phòng riêng, nhà vệ sinh riêng, luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với F0.
  • Đảm bảo nhà ở thông thoáng, tuy nhiên tránh để luồng không khí thổi từ phòng của F0 vào không gian sinh hoạt chung.
  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn uống, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi, chạm vào các vật dụng.
  • Đeo khẩu trang đúng cách.
  • Vệ sinh hô hấp, bằng cách luôn đeo khẩu trang, tránh khạc, nhổ trong không gian chung, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống. Đặc biệt nên cho F0 sử dụng đồ dùng một lần, sau đó vứt vào thùng rác kín riêng, người chăm sóc nên đeo găng tay khi dọn dẹp phòng của F0.
  • Xử lý đồ vải an toàn.
  • Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ.
  • Thu gom, xử lý chất thải đúng cách.
  • Đối với gia đình có vật nuôi, vì Covid-19 có lây lan sang động vật nên người nhiễm không được tiếp xúc với vật nuôi. Người nhà cần tránh tình trạng các động vật khác đến gần nhau.
Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Bác sĩ đến thăm khám tại nhà cho F0. Ảnh: NLD
Đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid như thường: Đừng lơ là dù chỉ 1 phút
Gia đình có F0 cần chú ý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo. Ảnh: thoidai
Cụ ông nắm tay vợ đi test Covid, chu đáo lo cho người bạn đời từ A-Z

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trong nước đang có những diễn biến phức tạp, mọi người dân cần tuân thủ nghiêm khắc các quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế. Hiện công tác tiêm chủng vắc xin đang được đẩy mạnh để người dân được chủng ngừa sớm nhất và gần nhà nhất có thể.

Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ "THẺ XANH" VÀ “THẺ VÀNG” COVID: AI ĐƯỢC CẤP

TP.HCM dự kiến sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ, thí điểm thẻ xanh Covid, thẻ vàng Covid.

Theo đó, dự thảo quy định thẻ xanh Covid cấp cho người tiêm 2 mũi vắc xin và đủ thời gian tạo kháng thể; người nhiễm Covid-19 và đã khỏi trong vòng 6 tháng. Còn thẻ vàng Covid sẽ được cấp cho người tiêm 1 mũi vắc xin và đủ thời gian tạo kháng thể.

Cụ thể, TP.HCM dự kiến lộ trình mở cửa gồm 3 giai đoạn và giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9 đến 31/10/2021):

Cho phép cá nhân, lao động có thẻ xanh Covid có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại...). Cá nhân, lao động có thẻ vàng Covid, có xét nghiệm âm tính với Covid-19 chỉ được tham gia một số lĩnh vực nhất định…

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Siêu mẫu Phương Mai và câu chuyện vào nghề đầy trắc trở
Scroll to top