Trên báo Người lao động, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) chia sẻ cách chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19. Thực tế cho thấy hầu hết trẻ nhỏ là F0 đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, giống như một cơn cảm cúm thông thường. Do đó, nếu bình thường sức khỏe của bé không có vấn đề gì thì khi con mắc Covid-19 bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.


>> Xem thêm: Điều cần biết về mũi 2 vắc xin: Đối tượng nào sắp được tiêm ở TP.HCM
Một số phụ huynh có con bị hen suyễn thường dễ mất bình tĩnh, vì sợ tình trạng bệnh khiến nguy cơ trở nặng khi mắc Covid của trẻ tăng lên. Tuy nhiên theo bác sĩ Khanh thì điều này hoàn toàn không đúng, tuy nhiên chỉ cần trong nhà chuẩn bị đủ thuốc đang dùng điều trị hen suyễn cho trẻ là được.
Đối với trẻ sơ sinh thì lại càng không lo bởi Covid-19 gần như không gây tổn hại tới nhóm trẻ rất nhỏ tuổi này. Nhiều em bé sinh ra ngay giữa bệnh viện điều trị Covid-19 vẫn âm tính dù được mẹ trực tiếp chăm sóc. Chỉ cần đáp ứng điều kiện đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh cơ thể đúng cách trước khi cho bú là được.
Trường hợp số ít trẻ em mắc Covid trở nặng thường chỉ xảy ra ở những trẻ lớn, có thể trạng béo phì hoặc có bệnh lý nghiêm trọng. Nếu trong nhà có trẻ như thế thì người nhà cần chú ý theo dõi kỹ lưỡng hơn, tuy nhiên kể cả khi như vậy thì tình huống chuyển nặng cũng khá hiếm gặp.


Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, bác sĩ Nguyễn Trần Nam, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, hiện đang tham gia điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 4, cho biết trẻ em mắc Covid-19 thường bị lây từ gia đình. Bác sĩ Nam cũng cho rằng những biến chứng Covid-19 ở trẻ em ít hơn so với người già, người có bệnh nền. Đa số các bé khi vào Bệnh viện dã chiến số 4 chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, ho… Các bé sẽ được điều trị triệu chứng vì có các bác sĩ nhi tại bệnh viện.
Tuy nhiên, một số trẻ em bị béo phì hoặc có những bệnh lý mãn tính, khi mắc Covid-19 có thể trở nặng. Với những trường hợp này, các bác sĩ phải sàng lọc sớm để chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM điều trị.


>> Đừng bỏ lỡ: Mẹ đẻ vắc xin AstraZeneca: Không cần trở thành tỷ phú chỉ cần cứu người
Tóm gọn lại, khi nghi ngờ hoặc khi đã chắc chắn trẻ là F0 thì gia đình cũng cần hết sức bình tĩnh, hãy xử trí như những lần trước trẻ bị bệnh. Đôi khi chính sự lo âu của người lớn mới gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Trường hợp cảm thấy còn nhiều lo lắng và thắc mắc thì phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ nếu cần thiết.


Dù trẻ em mắc Covid-19 thường không có gì đáng ngại nhưng vẫn là nguồn lây, hiện nay đã có nhiều nước tiêm ngừa vắc xin cho trẻ từ 12 – 15 tuổi, điều này sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các hãng dược cũng đẩy nhanh nghiên cứu và cấp phép phê duyệt vắc xin cho nhóm trẻ 5 – 11 tuổi và nhỏ nhất là từ 6 tháng tuổi.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
ĐÃ TIÊM VẮC XIN 1 MŨI, 2 MŨI VẪN MẮC COVID NHƯ THƯỜNG: ĐỪNG LƠ LÀ
Tiêm vắc xin là điều quan trọng để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, tuy nhiên có một số trường hợp đã tiêm 1 – 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh nhận được sự quan tâm lớn. Do đó mọi người cần chủ động phòng tránh, không chủ quan dù bản thân đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin.
Trên báo Công an nhân dân, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết: “Vắc xin giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm”.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!