Trang Zing đưa tin về việc Bộ Y tế đồng ý để các tỉnh, thành phố tự quyết định rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã ký văn bản nêu rõ các cơ sở y tế căn cứ vào khuyến cáo của WHO cùng hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố.


>> Xem thêm: Điều cần biết về mũi 2 vắc xin: Đối tượng nào sắp được tiêm ở TP.HCM
Cụ thể, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, từ ngày 22 sau khi tiêm mũi 1, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%. Sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần, hiệu lực đạt 55,1%. Sau 6 - 8 tuần, tỷ lệ này là 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.
Nhà sản xuất cho rằng mũi 2 nên được tiêm trong khoảng 4 – 12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin này từ 8 – 12 tuần.


Trước đó, Quyết định số 3588 ngày 26/7 và Công văn số 6030 ngày 27/7 của Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca sau 8 - 12 tuần.
Đến tháng 9, TP.HCM đề xuất xin rút khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca từ 8 – 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần. Như vậy sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin Covid-19 giữa bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp do biến thể Delta.


>> Đừng bỏ lỡ: Mẹ đẻ vắc xin AstraZeneca: Không cần trở thành tỷ phú chỉ cần cứu người
Theo TS Trần Minh Trang, nghiên cứu sinh tại Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ, thành viên Ban Khoa học Ruy Băng Tím, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với biến thể Delta, các công bố mới cho thấy vắc xin AstraZeneca vẫn còn hiệu quả bảo vệ giảm nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng và nhập viện.
Theo đó, 1 liều duy nhất của vắc xin AstraZeneca làm giảm nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng khoảng 30% và nhập viện 71%. Tuy nhiên, 2 liều vắc xin này làm giảm nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng cao hơn nữa là 67%. Đặc biệt, bệnh nhân cũng giảm 92% nguy cơ nhập viện.
Vì vậy nên nhà sản xuất khuyến cáo liều 2 cách liều 1 từ 4 - 12 tuần thay vì 8 - 12 tuần, nhằm mục đích giúp các địa phương có thể linh hoạt sử dụng, tiêm sớm để giúp người dân nhanh chóng có miễn dịch phòng thể nặng và nhập viện thay vì chờ miễn dịch tối ưu.


Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng cho rằng việc rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca là điều nên làm. "Trong giai đoạn đầu, nhân viên y tế chỉ tiêm chủng với khoảng cách 2 mũi là 4 - 5 tuần. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng khi rút ngắn thời gian tiêm vắc xin AstraZeneca mũi 2. Chúng ta cần tiêm phủ sớm để giảm các ca bệnh nặng và nhập viện", bác sĩ Khanh nói. Nếu không phải là AstraZeneca thì chúng ta cũng nên tiêm ngay khi có cơ hội để tạo hệ miễn dịch tốt nhất.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
BS TRƯƠNG HỮU KHANH: "TÔI KHÔNG THẤY LO LẮNG KHI BỌN TRẺ MẮC COVID"
Trên báo Người lao động, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) chia sẻ cách chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19. Thực tế cho thấy hầu hết trẻ nhỏ là F0 đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, giống như một cơn cảm cúm thông thường. Do đó, nếu bình thường sức khỏe của bé không có vấn đề gì thì khi con mắc Covid-19 bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Trường hợp số ít trẻ em mắc Covid trở nặng thường chỉ xảy ra ở những trẻ lớn, có thể trạng béo phì hoặc có bệnh lý nghiêm trọng. Nếu trong nhà có trẻ như thế thì người nhà cần chú ý theo dõi kỹ lưỡng hơn, tuy nhiên kể cả khi như vậy thì tình huống chuyển nặng cũng khá hiếm gặp…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!