09/16/2021 15:05

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Là món bánh không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8 của các gia đình Việt, tuy nhiên có một số điều bạn cần lưu ý khi ăn bánh trung thu để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết trên Phụ nữ Việt Nam rằng, trong một chiếc bánh trung thu 170g sẽ cung cấp từ 500 - 700 calo cho cơ thể, tuỳ thuộc vào loại nhân bánh cũng như vỏ bánh. Những người bị tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp… nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn bánh trung thu. Bên cạnh đó mọi người cũng cần lưu ý 6 điều dưới đây để có thể thưởng thức món ngon này mà không gặp vấn đề gì nhé.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Bánh trung thu là thức quà không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8. Ảnh: Chocolate Graphics

>> Xem thêm: Gia tộc 4 đời làm bánh trung thu: Nức tiếng khắp cả miền Bắc

Không ăn bánh trung thu lúc đói

Nhiều người ăn bánh trung thu vào mọi thời điểm cảm thấy thích, thậm chí thay thế luôn cho bữa sáng. Tuy nhiên việc ăn đồ ngọt lúc đói sẽ khiến bạn lãng phí mất lượng lớn vitamin B giúp chuyển hóa đường thành năng lượng hữu ích. Do đó, khi bụng đói mà ăn bánh trung thu sẽ khiến bạn có thể gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, dễ tăng cân nhanh do đường sẽ chuyển hóa ngay thành chất béo.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Bánh trung thu không thích hợp để ăn lúc đói. Ảnh: SGTT​​​​​​

>> Đừng bỏ lỡ: Lạ mắt với bánh trung thu thanh long phô mai, bánh "dát vàng" đắt đỏ

Không ăn ngay sau bữa chính

Vì cơ thể đã nạp đủ năng lượng cần thiết sau bữa ăn chính nên nếu ngay lập tức ăn thêm bánh trung thu sẽ dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tốt hơn hết bạn hãy chờ khoảng 3 tiếng sau mới thưởng thức bánh trung thu.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Sau bữa chính khoảng 3 tiếng là thời điểm thích hợp để thưởng thức bánh trung thu. Ảnh: VTC

Không ăn sau 19h

Cơ thể chúng ta vận động ít hơn vào buổi tối, việc ăn bánh trung thu vào thời điểm này sẽ gây tích tụ nhiều năng lượng dư thừa, dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh, đồng thời không có lợi cho quá trình ổn định đường huyết. Đối với những ai muốn giữ dáng thì càng phải lưu ý khi dùng bánh trung thu và kiểm soát kỹ khẩu phần ăn trong bữa tối.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Ăn bánh trung thu vào buổi tối dễ khiến cơ thể tích tụ năng lượng dư thừa. Ảnh: trithuctre 

Không ăn cùng trà đặc, cà phê và nước có ga

Bánh trung thu thường rất ngọt, trong khi nước có ga, trà đặc và cà phê nếu không ngọt thì cũng chứa lượng lớn caffeine. Sự kết hợp này được xem là “kẻ thù” của huyết áp cao. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn bánh trung thu và uống nước ép trái cây tươi sẽ thích hợp hơn nhiều.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Nếu vẫn muốn ăn bánh trung thu và uống trà thì bạn nên pha trà thật loãng. Ảnh: BTT

Không ăn quá nhiều

Món ăn dù ngon và bổ dưỡng cỡ nào nhưng khi ăn quá nhiều thì đều không tốt, bánh trung thu cũng vậy. Đối với người ít vận động thì mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1/4 bánh, người vận động nhẹ thì có thể ăn 1/2 bánh, người vận động nhiều có thể ăn 1 cái bánh.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Người ít vận động thì không nên ăn quá 1/4 chiếc bánh một ngày. Ảnh: PKQT

Không ăn bánh quá hạn

Bánh trung thu được làm bằng nhiều loại nguyên liệu, từ mứt, đường, thịt, trứng, đậu xanh… các thành phần này rất dễ bị biến đổi nên tốt nhất là mọi người nên chọn mua bánh mới, xem kỹ ngày sản xuất và hạn dùng để tránh gặp phải vấn đề tiêu hóa sau khi ăn.

“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Nên tìm mua bánh mới, đồng thời đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ảnh: BTT
“6 không” khi ăn bánh trung thu để tránh rước bệnh: Không ăn khi đói
Bánh trung thu rất dễ bị biến chất do chứa nhiều thành phần nguyên liệu. Ảnh: prepona
Bánh Trung thu

Nói thêm về thức uống thức uống thích hợp nhất khi ăn bánh trung thu, bạn có thể pha nước trà loãng để nhâm nhi cùng bánh. Khác với trà đặc, trà pha loãng không chứa nhiều caffeine, dùng kèm bánh sẽ cho tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đường và tăng cường quá trình đốt cháy chất béo. Nếu biết thêm những điều thú vị khác xung quanh việc ăn bánh trung thu thì bạn hãy chia sẻ thêm với mọi người vào mục bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!

LÀM BÁNH TRUNG THU KHÔNG CẦN LÒ NƯỚNG, THƠM NGON BÉO NGẬY AI CŨNG MÊ

Nếu bánh trung thu truyền thống dễ gây tăng cân, hơn nữa lại đòi hỏi nhiều nguyên liệu và công đoạn chế biến cầu kỳ, thì bánh trung thu phiên bản mới dưới đây vừa dễ làm lại thơm ngon hấp dẫn không kém loại truyền thống, đặc biệt “thân thiện” hơn với vòng eo của bạn.

Thay vì sử dụng bột mì và trứng gà tươi như bình thường, chúng ta sẽ làm bánh trung thu bằng thạch rau câu, đảm bảo mọi người sẽ thích mê "phiên bản" này cho mà xem.

Bước 1: Cắt bánh flan thành hình vuông nhỏ để bỏ vừa vào khuôn bánh trung thu. 

Bước 2: Nấu thạch rau câu với nước cốt dừa cùng lượng đường phù hợp, nấu chung với mấy lá dứa cho thơm. 

Bước 3: Chia nước rau câu thành các phần rồi thêm màu thực phẩm tự nhiên vào. 

Bước 4: Cho nước rau câu vào khuôn bánh trung thu có sẵn bánh flan. Để nguội rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là đã sẵn sàng để thưởng thức. 

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
TyhD đam mê nghề mẫu nhờ ông
Scroll to top