Theo Tư liệu lịch sử VN, Nam Phương hoàng hậu (1914-1963, tên khai sinh Nguyễn Hữu Thị Lan) được biết tới với vai trò "chính thất" của vua Bảo Đại. Bà xuất thân trong gia đình giàu có, không chỉ "sắc nước hương trời" mà còn cực giỏi giang khi du học Pháp. Cuộc gặp gỡ định mệnh tại Đà Lạt vào cuối năm 1932, thời điểm bà vừa tròn 18 tuổi đã làm nên mối duyên giữa hai người.

>>Xem thêm: 8 "bóng hồng" đi qua đời vua Bảo Đại: Đâu chỉ có Nam Phương Hoàng Hậu
Sau đôi lần gặp gỡ, một tình cảm êm dịu đã nảy sinh giữa họ. Mô tả về người phụ nữ khiến mình "say như điếu đổ", cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn "Con rồng Việt Nam" có viết: "Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau để trao đổi tâm tình... Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".

Thế nhưng, hành trình xin cưới con gái của điền chủ nức tiếng xứ Nam Kỳ với cựu hoàng mà nói thật sự không dễ dàng gì. Bên cạnh màn giải tán hậu cung ba nghìn giai lệ, còn những giai thoại liên quan đến hôn lễ của hai người mà không phải ai cũng biết. Cụ thể, trước lời hỏi cưới của vua, "đàng gái" đã đưa ra 4 điều kiện. Một trong số đó chính là Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Chánh cung hoàng hậu ngay trong ngày cưới. Khỏi phải nói, yêu cầu này khiến các quan trong triều không hài lòng, thậm chí phản đối ra mặt vì việc tấn phong theo quy định chỉ diễn ra sau khi hoàng đế băng hà. Mặt khác, xuyên suốt 12 đời vua trị vì trước đó cũng chỉ có 2 trường hợp được phong hậu khi còn sống là Thừa Thiên Cao hoàng hậu (chính thất vua Gia Long) và Lệ Thiên Anh hoàng hậu (chính thất vua Tự Đức).

Trong khi đó, 3 yêu cầu còn lại đều liên quan đến vấn đề tôn giáo. Chúng cụ thể bao gồm: Cho phép giữ nguyên đạo Thiên chúa, các con sinh ra cũng phải được rửa tội theo giáo luật; Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình - Phật giáo; Được tòa thánh Vantican cho phép lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không bắt người này theo tôn giáo người kia và ngược lại.

Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ cũng gây cho cựu hoàng nhiều áp lực. Trong khi quần thần ra sức phản đối, yêu cầu Thị Lan bỏ Công giáo và theo đạo Phật của vua thì mẹ ruột của Bảo Đại - thái hậu Từ Cung - cũng âm thầm chuẩn bị cho con trai một cuộc hôn nhân khác. Thế nhưng, mọi tính toán trên đều phải "lùi bước" trước sự kiên định của nhà vua. Ông khẳng định nếu không cưới được Thị Lan sẽ ở vậy suốt đời.

Ngày 20/04/1934, hôn lễ của vua Bảo Đại cùng người con gái đất Gò Công đã được cử hành tại Huế. Chỉ 4 ngày sau đó, lễ tấn phong cũng được tổ chức long trọng tại điện Dưỡng Tâm. Nguyễn Hữu Thị Lan chính thức được phong tước hiệu Nam Phương hoàng hậu. Trong suốt thời gian chung sống, vua và hoàng hậu có với nhau 5 người con chung, bao gồm 2 hoàng tử và 3 công chúa.

>>Xem thêm: Ngắm nhìn những tuyệt sắc giai nhân từng vang bóng một thời, nổi tiếng nhất Việt Nam
Ở cương vị mẫu nghi thiên hạ, Nam Phương hoàng hậu với trình độ học vấn "không phải dạng vừa" đã giúp vua trong nhiều hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp cùng với Pháp. Thay vì yên phận chốn thâm cung như những phi tần khác, bà thực hiện nhiều công tác xã hội, tổ chức khen thưởng cho học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo để đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Tiếp thu văn hóa, nền giáo dục của phương Tây nhưng vị hoàng hậu này vẫn nằm lòng lễ nghi truyền thống của Việt Nam, thường xuyên đến vấn an Thái hậu. Nhờ tài đức vẹn toàn, bà không chỉ được cựu hoàng sủng ái mà ngay cả mẹ chồng cũng vô cùng quý trọng và yêu mến.

Những giai thoại đã kể đến trên đây chứng minh rằng trước khi chìm đắm trong men tình cùng nhiều người phụ nữ khác, phá vỡ lời thề hẹn "một vợ một chồng", cựu hoàng Bảo Đại cũng từng có những quyết định táo bạo, bất chấp tất cả chỉ mong lấy được người con gái mình yêu. Chỉ tiếc là Nam Phương hoàng hậu dù xinh đẹp, tài năng và đức độ đến thế nhưng sau cùng cũng không thể níu được bước chân của ông hoàng đa tình.
Ảnh: Tư liệu lịch sử Việt Nam
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
THỨ PHI MỘNG ĐIỆP: NGƯỜI ĐẸP HỚP HỒN VUA BẢO ĐẠI, MẸ CHỒNG YÊU CHIỀU
Nhắc đến những "bóng hồng" lướt ngang đời Bảo Đại, không thể không kể đến Thứ phi Mộng Điệp. Nếu "chính thất" Nam Phương có diện mạo "hoa nhường nguyệt thẹn" thì "phòng nhì" này cũng sở hữu nhan sắc "vạn người mê". Không chỉ "đốn ngã" trái tim tưởng chỉ thuộc về hoàng hậu, Mộng Điệp còn được thái hậu Từ Cung xem trọng vô cùng.
Khác "một trời một vực" với dàn cung tần mỹ nữ thời đó, Mộng Điệp trước khi về hầu vua từng có một đời chồng, thậm chí còn có con riêng. Ở bên cạnh cựu hoàng chỉ vỏn vẹn vài năm nhưng Thứ phi này mãi về sau vẫn sống đúng với phận sự của mình, chăm lo việc thờ cúng tổ tiên nhà Nguyễn.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!