Theo thông tin từ VnExpress, trong đợt dịch lần thứ 4 này, thành phố ghi nhận hơn 43.700 ca nhiễm mặc dù đã trải qua 2 tuần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 37 ngày giãn cách theo Chỉ thị 15 trước đó. Theo Thành uỷ TP HCM, sau 13 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, tình hình dịch tại thành phố vẫn diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm hàng ngày ở mức rất cao, nhất là trong các khu phong toả, cách ly; số đang điều trị, số ca nặng, không qua khỏi ngày càng tăng; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị chống dịch đã quá tải... Vì thế, tiếp tới đây TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 2 tuần để chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19.

>> Xem thêm: Cưng xỉu: Bác sĩ nhảy bài hot tiktok để em bé không sợ khi xét nghiệm
Trước tình hình hết sức cấp bách của TP.HCM, nhiều tỉnh thành đã chi viện các y bác sĩ giỏi cho tuyến đầu chống dịch, cung ứng những chuyến hàng “nghĩa tình” cho người dân trong khu cách ly, người nghèo, người thất nghiệp. Đồng thời còn chủ động hỗ trợ người dân đang học tập, lao động tại TP.HCM được trở về quê, giảm bớt áp lực cho tâm dịch TP.HCM.


Nói là làm, tối 20/7, chuyến bay đầu tiên 192 công dân Bình Định về từ TP HCM đã hạ cánh xuống sân bay Phù Cát. Hầu hết những người được đưa về lần này là người già, trẻ em, sinh viên, lao động nghèo... Chia sẻ với VOV, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: "Trước khi lên máy bay về quê, người dân sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2, khi về đến Bình Định sẽ được xe ô tô đón về các khu cách ly tập trung 7 ngày và tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. Sau 7 ngày, ai có kết quả xét nghiệm âm tính thì được đưa về nhà và tiếp tục theo dõi, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định". Những trường hợp nghi ngờ sẽ được tiếp tục cách ly, theo dõi.

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, ngày 21/7, Quảng Nam đưa 10 xe vào TP.HCM đón bà con đồng hương khó khăn về quê, không chỉ thế, người dân xứ Quảng còn gửi kèm 100 tấn nông sản và 100 triệu đồng để hỗ trợ người dân TP.HCM vượt qua khó khăn trước mắt. Ngoài việc đón bằng xe khách, Quảng Nam cũng đưa phương án đón bằng máy bay, ưu tiên cho người già, tàn tật, phụ nữ có thai và trẻ em...


Còn đối với Đà Nẵng, người dân từ TP.HCM về quê được di chuyển bằng máy bay và được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ. Sau khi đáp máy bay, người dân sẽ được đưa đi cách ly ở khách sạn được bố trí sẵn. Đặc biệt người dân chỉ cần trả tiền ăn uống, sinh hoạt, tiền lưu trú được miễn giảm hoàn toàn.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng lên phương án đón người dân đi học tập, làm ăn ở TP.HCM về quê theo nguyện vọng. Hiện tại tỉnh này cũng đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện đảm bảo để đón các công dân trở về và cách ly theo quy định.

>> Xem thêm: Xót xa hình ảnh các chiến sĩ cố giữ mái che chốt kiểm dịch
Ở thời điểm hiện tại, người dân về quê tránh dịch cũng là một cách chia lửa, giảm bớt cảnh quá tải cho TP.HCM. Đây cũng là cách giảm chi phí sinh hoạt đắt đỏ cho người dân, cũng tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, theo một số ý kiến, các địa phương cần thực hiện một cách nghiêm túc việc đưa đón tránh rước bệnh về quê nhà.
Hãy theo dõi những bài viết trên Bestie nhé!
16 tỉnh thành phía Nam giãn cách theo chỉ thị 16 từ 0h, ngày 19/7
Việc các ca nhiễm tăng nhanh tại TP.HCM, bên cạnh đó các tỉnh thành phía Nam cũng chịu ảnh hưởng nên Thủ tướng chính phủ đã đồng ý thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h, ngày 19/7 đối với 16 tỉnh phía Nam. Gồm có: Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.
Hy vọng sau khi làm gắt gao trong việc giãn cách thì các tỉnh thành phía Nam sẽ có thể khống chế được dịch bệnh, ca nhiễm giảm dần và cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại.
>> Xem thêm TẠI ĐÂY!