Khác hoàn toàn với khi còn độc thân, khi bước vào cuộc sống hôn nhân thì giữa hai vợ chồng chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mâu thuẫn. Thế nên, theo các chuyên gia về tình yêu và hôn nhân, để duy trì gia đình hạnh phúc thì trước khi kết hôn, hai người cần trả lời thật thẳng thắn những câu hỏi dưới đây.

>> Đừng bỏ lỡ: 5 vấn đề sau khi sinh con vợ chồng nên biết để gia đình không mâu thuẫn
Vấn đề tài chính
Có thể nói, chuyện tiền bạc, tài chính là đề tài rất quan trọng mà hai người không thể bỏ qua trước khi kết hôn. Theo đó, trước khi về chung một nhà, hai người cần phải thẳng thắn chia sẻ rõ ràng với nhau những vấn đề cụ thể như: ai là người nắm giữ "tay hòm chìa khóa" trong nhà; ai là người chịu trách nhiệm chính khi chi tiêu...

Tuy vậy, theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất là hai người phải lập kế hoạch xử lý vấn đề tài chính mà cả hai vợ chồng sẽ kiếm được trong tương lai, sau khi đã kết hôn. Ngoài tài khoản dùng chung mà cả hai người cùng đóng góp vào mỗi tháng thì mỗi người có thể có tiền tích lũy riêng. Cụ thể hơn, số tiền tích luỹ bao nhiêu mỗi tháng còn tùy thuộc vào thu nhập của hai người, nhưng không vì thế mà không chia sẻ thẳng thắn với nhau.
Những khoản nợ tiền hôn nhân
Đây cũng là vấn đến mà cả hai cần thẳng thắn chia sẻ với nhau trước khi kết hôn. Hãy "khai" ra những khoản nợ tiền hôn nhân (nếu có) với nửa kia một cách chân thành. Bởi nếu trao đổi chân thành sẽ giúp cả hai người vừa dễ tìm ra được phương hướng giải quyết chung vừa tránh mâu thuẫn xảy ra.

Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng đều không muốn phải bất ngờ bị gánh một khoản nợ "từ trên trời rơi xuống", dù đó là của người chồng/vợ mà mình vừa mới đồng ý kết hôn. Thậm chí, khi ấy, nhiều người còn có cảm giác rằng mình như vừa bị chồng/vợ phản bội (kết hôn rồi mới được biết người kia đang mang nợ). Và điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tin tưởng mà hai người dành cho nhau trong cuộc sống về sau.
Nơi hai người sinh sống sau khi kết hôn
Nhiều cặp đôi nghĩ rằng đấy là chuyện không đáng ngại và là điều hiển nhiên, và cũng vì vậy nên họ ít khi nhắc đến, nhưng thảo luận về việc này cũng là vấn đề rất quan trọng trước khi kết hôn. Ví như, việc sinh sống ở thành phố hay nông thôn sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong cuộc sống và việc làm, thu nhập của hai người sau khi về chung một nhà. Thậm chí, nơi sinh sống còn ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của con cái trong tương lai.

Bên cạnh đó, môi trường sống cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của cả hai người. Và điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng và dễ dẫn đến mâu thuẫn lớn, kiểu như một trong hai người muốn sống trong một căn hộ chung cư, còn người kia muốn sống trong một ngôi nhà riêng biệt. Và khi ấy, hẳn cuộc sống gia đình sẽ rất dễ xảy ra bất đồng, bởi khó có ai có thể "chịu trận" để gắn bó với một nơi không như bản thân mình mong đợi trong một thời gian dài, thậm chí suốt cuộc đời còn lại của họ.
>> Bạn xem chưa: 8 sai lầm vợ chồng thường mắc phải khi cãi nhau dễ khiến hôn nhân sứt mẻ
Thời gian dành cho nhau
Dù đồng ý đi đến hôn nhân nghĩa là thời gian tới hai người sẽ về chung dưới một mái nhà và sát cánh bên nhau trong mọi chuyện, nhưng như thế không đồng nghĩa rằng lúc nào cả hai cũng kề vai sát cánh bên nhau. Vậy nên, thời gian hai người dành cho nhau sau khi kết hôn cũng là vấn đề nên chia sẻ với nhau thật rõ ràng.

Song song đó, hai người cũng cần nhớ rằng, kết hôn rồi cũng không có nghĩa là cả hai phải luôn bên nhau như hình với bóng, dính với nhau 24/7 mỗi ngày. Thay vào đó, để hôn nhân gia đình hạnh phúc thì vợ/chồng phải cần tôn trọng những khoảng thời gian riêng và cả nhu cầu riêng của nhau. Hãy luôn nhắc nhở bản thân mình rằng, kết hôn chứ không phải "đi tù", thế nên cần dành thời gian để nửa kia "vẫy vùng" trong khoảng trời riêng cần thiết của họ.
Kế hoạch sinh con
Bên cạnh những vấn đề quan trọng như trên thì chuyện con cái cũng là việc mà hai người nên thẳng thắn trao đổi trước khi đến với nhau. Cụ thể như, hai người cần chia sẻ cùng nhau và trả lời thật lòng những câu hỏi kiểu như: mình sẽ sinh bao nhiêu con? Sau khi kết hôn, khi nào có thể sinh con? Quan điểm nuôi dạy con cái sẽ như thế nào?...

Tất nhiên, lập gia đình sẽ không đồng nghĩa là phải sinh em bé, thậm chí nhiều cặp đôi còn chẳng muốn có con. Nhưng nếu cả hai người đều muốn có con thì hãy thảo luận đến vấn đề này thật rõ ràng. Bên cạnh đó, sau khi sinh con cuộc sống gia đình chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, xáo trộn, những chuyện mà đôi khi cả hai sẽ không thể lường trước được, và khi ấy cả hai sẽ cần có cách xử lý phù hợp hơn.
Phân chia công việc nhà
Đừng nghĩ rằng đấy là vấn đề không quan trọng, ngược lại, chuyện phân chia công việc gia đình sau khi kết hôn là việc khá nhạy cảm mà hai người nên chia sẻ trước khi đến với nhau. Thực tế đã chứng minh rằng, có rất nhiều cặp vợ chồng, lúc đang còn yêu nhau thì anh ấy luôn tự nguyện làm tất cả mọi việc, nhưng đến khi về chung một nhà thì mọi chuyện đổi khác hoàn toàn, thậm chí nhiều anh còn chẳng bao giờ chịu làm bất cứ việc gì trong nhà giúp vợ.

Tuy nhỏ nhặt là thế, nhưng công việc gia đình là vấn đề gắn bó với hai người hàng ngày trong cuộc sống, thế nên chuyện phân công lao động trong gia đình thế nào cũng cần được hai vợ chồng trả lời rõ ràng. Ngay cả khi có điều kiện thuê người giúp việc thì hai vợ chồng cũng cần phải thảo luận xem chi phí ấy lấy từ đâu ra? Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là phân chia công việc gia đình cũng là một trong những cách đơn giản nhất giúp hai người "giữ lửa" hôn nhân.
Chuyện chăm sóc hoặc chu cấp tài chính cho bố mẹ hai bên
Kết hôn cũng đồng nghĩa rằng hai người sẽ có thêm cha và mẹ (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Thế nên, việc chăm sóc, chu cấp nuôi dưỡng cha mẹ hai bên cũng là vấn đề hai người cần phải giải quyết, trao đổi thật rõ ràng. Ví như, sau khi kết hôn thì có phải chu cấp cho cha mẹ chồng/cha mẹ vợ không? Có phải sống chung với cha mẹ chồng/cha mẹ vợ hay không?

Và rồi theo thời gian, cha mẹ hai bên gia đình sẽ già đi và khi ấy việc chăm sóc cho họ sẽ như thế nào? Nếu trước khi kết hôn, hai người không làm rõ vấn đề này thì tương lai rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Vậy nên, trước khi về chung một nhà, cả hai người cần phải nói thật rõ với nhau vấn đề này.
>> Xem thêm: 3 mốc thời gian nhạy cảm, vợ chồng dễ ly hôn: Cẩn thận sau 3 năm cưới
Hoạch định cho tương lai
Cuối cùng, hoạch định cho tương lai là chuyện không thể bỏ qua trước khi đến với nhau. Theo các chuyên gia, để kinh tế ổn định, gia đình vững bền thì hai người nên thảo luận về những "kế hoạch tài chính" trong thời gian tới. Cụ thể như, trong vòng 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm tới thì hai người sẽ làm được gì và để dành ra được bao nhiêu?

Cùng đặt câu hỏi và cùng trả lời những câu hỏi như thế sẽ giúp cả hai hình dung ra được cuộc sống phía trước của cả hai sẽ diễn tiến theo chiều hướng thế nào. Và có như vậy, cả hai mới hiểu nhau hơn, cùng đồng sức đồng lòng vượt qua gian khó, xây dựng mái ấm của mình ngày càng vững bền và hạnh phúc.
Yêu là một chuyện nhưng khi quyết định kết hôn và về sống chung một nhà lại là chuyện rất khác, bởi khi ấy sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh giữa hai vợ chồng. Thế nên, nếu hai người chưa thể trả lời thấu đáo những câu hỏi như trên thì tốt hơn hết là nên tạm thời dừng lại và chờ đến khi có thể thấu hiểu nhau hơn nữa. Làm được như thế thì cuộc sống hôn nhân gia đình trong tương lai mới luôn hạnh phúc ngọt ngào.
Ảnh: Brightside
Xem thêm những thông tin hấp dẫn khác trên Bestie.vn nha!
6 CÂU NÓI BẤT LỢI CHO CHỒNG, VỢ KHÔN NGOAN SẼ KHÔNG BAO GIỜ HÉ RĂNG
Khi hai người quyết định đi đến hôn nhân nghĩa là cả hai đã chấp nhận bước vào một thử thách mới trong cuộc sống. Hôn nhân là sự kiện trọng đại đánh dấu tình yêu giữa cả hai đã bước sang trang mới, thế nhưng, đây cũng là vấn đề hai người cần phải suy nghĩ thật kỹ bởi làm thế nào để chung sống hòa thuận, ấm êm sau khi kết hôn lại là điều chẳng hề dễ dàng.
Tình yêu có thể dẫn lối đến hôn nhân, nhưng để duy trì nó thì cách cư xử, giao tiếp hằng ngày đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy nên, nếu thắc mắc vì sao cuộc hôn nhân của mình ngày càng trở nên xa cách thì các cô vợ cần xem xét lại bản thân liệu có lỡ buông những lời khiến chồng tổn thương như thế này không nhé: “Sao anh không làm được gì ra hồn vậy!”; “Anh đi mà xem A, B, C kia kìa…”...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.