Từ một người không nhà, lưu lạc mấy chục năm, ông Bùi Văn Theo (94 tuổi, quê Long An) bỗng có cho mình một mái ấm tại mảnh đất Bình Dương. Cuộc sống tuy vẫn gắn liền với cái nghèo nhưng ở đó, cụ được chị Loan yêu thương, đối đãi như cha ruột.

>> Xem thêm: Từng được cứu mạng, cụ bà U80 xây nhà rước người già về nuôi
Chị Loan gặp cụ Theo lần đầu cách đây khoảng 8 năm. Nhìn ông cụ trạc tuổi cha mình nhưng lại không nơi nương tựa, phải ăn cơm thiu sống qua ngày, chị xót quá nên rước về nuôi. Từ đó, ngoài người mẹ già mắc bệnh tiểu đường, người cha tai biến ý thức như đứa trẻ, chị còn phải chăm thêm "ông ngoại" (biệt danh chị dùng để gọi cụ Theo) đầu óc không còn minh mẫn.

Trước quyết định của chị, cả mẹ ruột, chồng lẫn 2 con trai đều ủng hộ. Theo thời gian, ai nấy cũng ngày càng thương cụ, xem như ruột thịt. Ngày mẹ chị còn sống, bà vẫn đều đặn đưa chồng và cụ Theo lên chùa bán vé số kiếm cái ăn, đỡ đần chút đỉnh cho con gái. Có điều, chẳng được bao lâu thì bà đổ bệnh, chị vay mượn khắp nơi chạy chữa nhưng sau cùng vẫn không qua khỏi. Chưa dừng lại ở đó, sức khỏe của 2 ông cụ cũng mỗi ngày một yếu.

Sau một lần xuất huyết bao tử, nôn ra máu, cụ Theo cũng nằm liệt giường, lúc tỉnh lúc mê. Vì mất giấy tờ tùy thân, không thể đăng kí bảo hiểm y tế nên viện phí mỗi ngày toàn tiền triệu. Chị bán sen, chồng làm sơn mài thu nhập chẳng được mấy đồng nên đành bấm bụng mà tiếp tục vay lãi cao. Cụ Theo nằm viện hơn chục ngày thì tiền nợ của chị cũng lên tới con số 20 triệu. "Bí" quá chẳng biết làm sao, chị đành xin bác sĩ mang cụ về nhà. Bán buôn có bao nhiêu, chị mua sữa cho cụ, dư ra thì trả lãi. Những hôm không có xu dính túi, chị chỉ đành đi trốn kẻo chủ nợ gặp lại mắng cho.


Dù nằm yên một chỗ, cụ Theo vẫn dùng chất giọng thều thào "giúp giùm tôi mấy tờ" để mời khách mua vé số. Những khi tỉnh táo, cụ vẫn nhớ được quê quán, con cái làm ai xem cũng không khỏi đau lòng. Cụ cho hay: "Tui ở tỉnh Long An, con tui nhiều lắm mà ít có (thăm) lắm, con cháu nó lo hỏng nổi".

>> Xem thêm: Có 7 con mà chẳng ai nuôi, mẹ già lấy hành lang bệnh viện làm nhà
Ngày trẻ, cụ cũng có vợ, có con, thậm chí con nhiều là đằng khác. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì mà con cháu lại để cụ lưu lạc khắp nơi. Theo chia sẻ của chị Loan, một trong những người con của cụ thỉnh thoảng cũng có ghé ngang nhưng cũng chỉ hỏi han vài ba câu còn bố thì vẫn để cho người dưng nuôi dưỡng.

Căn nhà trọ với giá thuê 3 triệu đồng mỗi tháng, chưa tính tiền điện nước trở thành nơi che mưa che nắng cho 6 con người. Chị Loan cũng tính đến chuyện dọn tới chỗ rẻ hơn nhưng nó lại nhỏ "như lỗ mũi". Sợ 2 ông cụ mang bệnh sẽ cảm thấy tù túng, chị chỉ đành "bấm bụng bấm miệng", dành tiền tiếp tục ở đây.
Ấm lòng biết bao khi cuộc đời vẫn còn những con người có tấm lòng vàng, không màng khó khăn, làm tất cả vì mảnh đời khốn khổ hơn mình như gia đình chị Loan. Sự yêu thương, chăm sóc tận tình của các thành viên trong gia đình chị đối với cụ Theo mà nói đích thị là niềm an ủi cũng như hạnh phúc lớn lao trong những năm tháng cuối đời.
Ảnh: Nhịp Sống Phương Nam
Xem thêm các bài viết ý nghĩa tại Bestie nhé!
XÚC ĐỘNG NGƯỜI MẸ NGHÈO 5 CON CƯU MANG THÊM CHÀNG TRAI HỎNG THÂN DƯỚI
Hoàn cảnh khó khăn, cái ăn mỗi ngày lo không xuể, bản thân lại đèo bòng 5 đứa con nhưng người đàn bà 60 tuổi tên T. ở Thái Nguyên vẫn quyết định dang rộng vòng tay mà cưu mang thêm chàng trai bị tai nạn, hỏng hoàn toàn thân dưới.
Được biết, để thăm khám cho "thành viên mới" trong gia đình, bà T. đã phải vét sạch tài sản trong nhà, chạy ngược chạy xuôi mới gom đủ số tiền 10 triệu. Bà cho hay: "Mọi người nói gì thì mặc họ, tôi vẫn bỏ ngoài tai. Hoàn cảnh của H. khiến tôi thực sự bị ám ảnh và mong muốn được chăm sóc, bù đắp cho con bớt thiệt thòi".
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY!