Việc tắm nước lạnh ngay khi vừa đi nắng về, thường xuyên uống nước đá quá lạnh, ngủ trên sàn nhà, tắm xong thì ngồi phòng điều hòa liền… dễ khiến cơ thể bị chênh lệch nhiệt độ đột ngột, kèm theo đó là các rủi ro sức khỏe không thể lường trước được.

>> Xem thêm: Trời nóng bức, loạt sản phẩm "ăn theo" điều hòa bán "đắt như tôm tươi"
Không nên tắm nước lạnh khi vừa đi nắng về
Việc hoạt động ngoài trời nắng nóng gây toát mồ hôi khó chịu, làm bạn muốn được đi tắm ngay khi về đến nhà. Tuy nhiên điều này khá nguy hiểm bởi nó khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, các lỗ chân lông nở ra nhiễm hơi lạnh sẽ dễ làm bạn bị chóng mặt, cảm lạnh hoặc thậm chí gây đột quỵ.

Bác sĩ Ding Yahui - Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) từng chia sẻ về một trường hợp qua đời sau khi tắm nước lạnh. Đó là một người đàn ông 53 tuổi, vì cảm thấy quá nóng nên vừa về nhà là vội vàng vào phòng tắm, dội xô nước mát từ đầu tới chân để hạ nhiệt. Tắm xong, ông bắt đầu thấy tức ngực, gia đình chủ quan nghĩ là do bị say nắng nhưng sau đó tình hình ngày càng tệ đi, ông đã đột quỵ và qua đời.

>> Đừng bỏ lỡ: Những trang phục để bạn vừa mát mẻ mà vẫn thần thái ngút ngàn khi trời "nóng chảy mỡ"
Tránh uống nước đá lạnh
Uống nước đá tưởng chừng là cách hạ nhiệt rất bình thường và vô hại nhưng thực tế không phải vậy. Dù bạn có cảm giác sảng khoái sau khi uống nước đá lạnh tuy nhiên nó không thể làm cơ thể hết khát do các phân tử nước lạnh rất khó thấm vào tế bào. Đặc biệt nước đá dễ khiến các vi mạch máu trong dạ dày và ruột co thắt lại, dẫn đến giảm chức năng tiêu hóa, gây đau bụng hoặc tiêu chảy cấp.

Việc thường xuyên uống nước đá lạnh còn làm mạch máu co lại nhanh, ảnh hưởng quá trình lưu thông máu. Phụ nữ đang trong kỳ nguyệt san, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, người có hệ tiêu hóa kém hoặc đang bị ốm thì càng không nên uống nước đá lạnh.

>> Xem thêm: Nỗi niềm của hội đổ mồ hôi tay: trời nóng mà nắm tay thì người yêu cũng hóa người dưng
Tránh ngồi phòng điều hòa ngay khi vừa ở ngoài trời nóng về
Tốt nhất bạn nên ngồi nghỉ để cơ thể dịu lại, cảm thấy hết mệt, đỡ nóng rồi hẵng vào phòng có điều hòa. Nên điều chỉnh nhiệt độ không quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài, sau đó mới từ từ giảm xuống cho mát hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể dần dần thích nghi, tránh trường hợp mạch máu bị co lại đột ngột sẽ dễ dẫn tới chóng mặt, tê liệt dây thần kinh số 7, méo miệng…

Tránh ngủ trên sàn nhà
Nền nhà rất lạnh và ẩm ướt nên hơi lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể, khiến bạn bị nhiễm lạnh hoặc cảm lạnh và sốt cao, về lâu dài còn dễ gây đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Thay vì nằm giữa nền nhà, bạn có thể đặt chậu nước đá phía trước quạt, lựa chọn chiếu hoặc ga trải giường phù hợp để đối phó với thời tiết nóng bức một cách an toàn hơn.

Không nên thay thế hoàn toàn nước lọc bằng các loại nước giải khát
Những thức uống có khả năng giải nhiệt như nước dừa, nước mía, rau má, đỗ đen… tuy tốt nhưng bạn không nên lạm dụng vì chúng thường có tác dụng lợi tiểu, nếu uống nhiều như uống nước lọc hàng ngày thì cơ thể dễ bị mất cân bằng điện giải, khiến thận phải làm việc quá nhiều. Vậy nên mọi người cần chú ý liều lượng các loại nước mát nạp vào cơ thể và ưu tiên uống nước lọc nhé.

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu bị say nắng như hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, đỏ da, nhức đầu… thì cần di chuyển ra chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, chườm nước mát lên cổ, nách, bẹn để hạ thân nhiệt. Nếu cảm thấy tình hình không khả quan thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ SAY NẮNG, SAY NÓNG MÀ CHA MẸ NÊN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH CHO CON
Việc phòng tránh say nắng, say nóng đối với trẻ em thường khó khăn hơn bởi các bé có thể hiếu động, mải chơi mà không biết bản thân bị ốm. Do đó bố mẹ cần lưu lại các cách phân biệt và xử lý trong trường hợp con bị say nắng, say nóng để kịp thời áp dụng khi cần thiết.
Bác sĩ Trịnh Ngọc Bình, Chuyên khoa Nội nhi, cho biết vui chơi dưới trời nắng nóng thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng say nắng. Trẻ bị say nắng có biểu hiện mệt mỏi, mắt lờ đờ, mặt đỏ, thân nhiệt tăng cao lên trên 40 độ C. Mặc dù nóng sốt nhưng cơ thể trẻ không đổ mồ hôi, mạch máu khu vực cổ và thái dương đập mạnh.
Hiện tượng này còn khiến trẻ có các dấu hiệu nhức đầu, khó thở, cơ thể lờ đờ, động tác không chính xác. Trường hợp nặng, trẻ bị say nắng có thể bị co giật…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!