Một câu chuyện được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Thử xem, có phải là sự so sánh khập khiễng hay là tình trạng chung của nhiều người "chi li từng đồng với người nghèo nhưng lại vô cùng thoải mái với người giàu?"

>>Bạn có biết: Bán quần áo cũ, cách kiếm tiền đơn giản nhưng ít người nghĩ đến
Nguyên văn đoạn chia sẻ như sau:
Một cô gái hỏi: "Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông?"
Ông già bán dừa trả lời cô gái: "Thưa cô 10 ngàn 1 trái."
Cô gái nói: "Bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ, không được tôi đi chỗ khác."
Người bán dừa trả lời: "Cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả”
Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng.
Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng. 2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra.
Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 950 ngàn, cô gái đưa 1 triệu và nói với ông chủ quán: "Khỏi thối"

>>Xem thêm: Cụ ông bị mù lầm lũi trong cơn mưa, cho tiền không lấy phải đổi bút bi
Ngay khi bài chia sẻ được đăng tải, rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra
Nhiều người cho rằng mình đi chợ chẳng bao giờ trả giá, bảo nhiêu mua nấy, cũng có người cho rằng "thuận mua vừa bán" thôi. Không phải cứ trả giá là chi li, là keo kiệt từng đồng, nhiều người cho rằng các thương lái gom mua dừa ở nhà vườn chỉ khoảng 4-5k rồi bán 15-20-30k thì cũng không được quyền trả giá ư? Người mua đi bán lại khác với người nghèo, là do tính chất công việc khiến nhiều người nghĩ họ nghèo nhưng thực chất vẫn có vốn làm ăn, nếu trả 10k/3 trái, bị lỗ, họ sẽ không bán. Không phải cứ nói nhiêu mua nấy và chặt lưỡi cho qua đó là tiền từ thiện, từ thiện bạn nên mang cho đúng người, đúng hoàn cảnh cần thiết hơn.
Còn nhà hàng tại sao đắt vì họ bán dịch vụ, những thứ bạn mua ở nhà hàng không chỉ là món ăn nước uống mà là chỗ ngồi sạch sẽ mát mẻ, wiffi vù vù, được phục vụ chu đáo và cũng thể hiện đẳng cấp của bản thân.

- Theo cái nhìn của mình chợ phức tạp, đôn giá, bán gian,... nên người mua mới phải trả giá, chứ nếu niêm yết hẳn thì chẳng ai trả giá làm gì.
- So sánh khập khiễng quá với lại cái đó là bản thân người ta thích sao thì làm sao, tiền của người ta, người ta có quyền.
- Treo 1 kg mận 20k, chạy xe lại hỏi thì trả lời ừm ờ, cân xong mới chỉ bảng 20k nửa kí... ủa ủa?
- Cái gì cũng có 2 mặt, có những người lao động thật thà thì không kì kèo làm gì nhưng cũng có những gian thương buôn bán "hét giá cắt cổ" hơn giá thị trường. Còn nhà hàng quán ăn mà dịch vụ tốt thì người ta bonus thêm là bình thường chứ nhà hàng đắt tiền mà phục vụ kém, thức ăn tệ thì khách phản hồi, bóc phốt thôi.





>>Xem thêm: Có một kiểu người cứ mở miệng ra là than nghèo thế mà shopping đều đều
Một câu chuyện gây tranh cãi không hồi kết nhưng chung quy lại vẫn là tùy quan niệm của mỗi người. Thuận mua vừa bán, thấy người khác khó khăn thì bonus thêm, nếu không cũng không vấn đề gì. Còn nhà hàng phục vụ tốt, dịch vụ tốt thì tips, còn không thì "một đi không trở lại"... Câu chuyện này xem ra không thể kết luận là đúng hay sai được. Còn bạn, ý kiến của bạn như thế nào?
Xem thêm các bài viết mới nhất tại Bestie nhé!
NHỮNG KĨ NĂNG MẶC CẢ KHI ĐI CHỢ, MUA SẮM
Chắc chắn không ít lần bạn đã bị chặt chém hay ngậm ngùi mua đồ với giá trên trời khi đi chợ đúng không. Dưới đây là những mẹo giúp bạn không lo bị "hớ" khi mua sắm.
- Tìm hiểu trước về mặt hàng cần mua: Lên danh sách đồ cần mua, lên mạng tra giá để nắm thế chủ động khi đi chợ.
- Chọn thời điểm thích hợp để đi chợ: Nếu đi chợ quá sớm, chưa ai ở hàng thì việc trả giá sẽ rất khó.
- Hãy ứng xử văn mình: Nếu thấy giá thách quá cao, bạn có thể nhẹ nhàng trả giá hoặc cảm ơn rồi đi để người bán không cảm thấy khó chịu.