Theo thông tin trên Zing, bệnh nhân bị sốc phản vệ hiếm gặp như trên là một nam thanh niên 25 tuổi, ngụ ở tỉnh Phú Thọ.

>> Đừng bỏ lỡ: Chị em rần rần mua miếng dán thải độc chân: có thần kỳ như quảng cáo?
Nam thanh niên bị sốc phản vệ nặng vì thái hành
Theo đó, vào ngày 5/4 vừa qua, sau khi thái hành khoảng 10 phút để chuẩn bị nấu cơm tối thì hai mắt và mặt của nam bệnh nhân này bỗng dưng phù nề nặng kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở. Tình trạng của nam bệnh nhân ngày càng trở nặng, và ngay lập tức, nam bệnh nhân được đưa và BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu.

Sau khi nhập viện cấp cứu, qua thăm khám, các bác sĩ ở BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) chẩn đoán nam thanh niên này bị sốc phản vệ nặng và nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị. May mắn là sau khi được các bác sĩ tiêm Adrenaline (qua đường bắp) thì tình trạng khó thở của nam bệnh nhân đã dần thuyên giảm, tuy nhiên hai mắt và mặt của bệnh nhân vẫn còn phù nề rất nặng. Và sau khi cấp cứu được khoảng 20 phút thì sức khỏe của nam bệnh nhân đã có dấu hiệu hồi phục tốt và dần dần ổn định hơn.

Theo thông tin trên Zing, BS. Sùng Đức Long (Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, BV Đa khoa Hùng Vương) cho biết: "Trường hợp dị ứng và sốc phản vệ do thái hành khá hiếm gặp. Nhưng tùy vào thể trạng, chúng ta hoàn toàn có thể bị sốc phản vệ bất cứ lúc nào với nhiều tác nhân khác nhau".
>> Bạn xem chưa: Uống thuốc giảm ký "trôi nổi", cô gái trẻ bị bong thể mi, suýt mủ
Sốc phản vệ là gì và thường xảy ra trong trường hợp nào?
Theo Vinmec, "Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất khiến người bệnh bị dị ứng".
Những triệu chứng có thể dễ thấy nhất khi một người bị sốc phản vệ đó là da bị mẩn ngứa hoặc phát ban; chảy nước mũi, hắt hơi; miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng; khó thở; chóng mặt; đau tức ngực…
Cũng theo thông tin trên Vinmec: "Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó để có thể xác định bởi nguyên nhân gây ra có thể là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng".

>> Xem thêm: Chàng trai bị thận giai đoạn cuối: "lỗi tại tôi không phải do số trời"
Thông thường, thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Nhưng bên cạnh đó, sốc phản vệ còn có thể đến từ thức ăn (những loại thức ăn có nguồn gốc từ động thực vật dễ gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng...) và nọc độc côn trùng (bị ong đốt, rết, bọ cạp, nhện cắn...), thậm chí, ngay cả phấn hoa, nhựa cây... cũng có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Qua trường hợp của nam bệnh nhân trên, BS. Sùng Đức Long khuyến cáo, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nạn nhân bị sốc phản vệ sẽ dễ đối mặt với hậu quả rất nguy hiểm. Do đó, sau khi tiếp xúc với các dị nguyên (như uống thuốc, ăn thực phẩm lạ, bị ong đốt, kiến đốt, côn trùng khác cắn...) và nếu nhận thấy cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Cùng theo dõi những bài viết trên Bestie nhé!
SỐC PHẢN VỆ KHI ĂN HẢI SẢN NHƯNG TƯỞNG DỊ ỨNG, CÔ GÁI TRẺ SUÝT KHÔNG QUA KHỎI
Sốc phản vệ do ăn uống là vấn đề rất nghiêm trọng. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết một cô gái bị sốc phản vệ rất nguy hiểm sau khi ăn tôm. Theo đó, sau khi ăn 3 con tôm, nữ bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng giống như bị dị ứng, tuy nhiên mọi chuyện lại tồi tệ hơn thế.
Ban đầu cô cảm thấy cổ họng bị ngứa, mặt và lỗ tai nóng ran, nhưng chỉ vài phút sau thì gương mặt nữ bệnh nhân bắt đầu phù nề, cổ họng sưng to, khó thở, lưỡi tê cứng...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.