04/26/2021 10:46

Hai biến chủng SARS-CoV-2 đang lưu hành ở Ấn Độ nguy hiểm ra sao?

Tú Hảo - Theo thethaovanhoa.vn Tú Hảo

Sự đổ bộ của làn sóng dịch đợt 2 khiến Ấn Độ lâm vào “khủng hoảng”. Chỉ trong 3 ngày trở lại đây, đất nước 1,3 tỷ dân này ghi nhận gần 1 triệu ca mắc Covid-19 mới. Số ca không qua khỏi đạt tới con số kỷ lục là 192.311.

Bên cạnh những nguyên nhân được cho là đến từ sự chủ quan, phòng ngừa còn lỏng lẻo của chính phủ lẫn người dân thì các biến chủng nCoV với khả năng “lẩn tránh” hệ miễn dịch cũng trở thành nguyên nhân đẩy Ấn Độ đến “vực thẳm đại dịch”. Vậy, những biến chủng này trên thực tế nguy hiểm ra sao?

Hai biến chủng SARS-CoV-2 đang lưu hành ở Ấn Độ nguy hiểm ra sao?
Biến chủng kép B.1.617 và đột biến ba B.1.618 dẫn đến việc các ca bệnh tăng nhanh chóng mặt. Ảnh: AFP

>> Xem thêm: Biến chủng Sars-Cov-2 mới ở Nam Phi nguy hiểm thế nào? 

Biến chủng kép B.1.617

Chủng này được phát hiện vào tháng 10 năm ngoái và rất nhanh sau đó đã lan ra nhiều quốc gia bao gồm Anh, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ... Tại Ấn Độ lần này, B.1.617 xuất hiện trong các mẫu bệnh phẩm ở 10 bang. Nó mang hai gen đột biến quan trọng, kháng miễn dịch là L452R và E484Q. Tỷ lệ lây nhiễm được xác định là lên đến 60%.

Hai biến chủng SARS-CoV-2 đang lưu hành ở Ấn Độ nguy hiểm ra sao?
B.1.617 đẩy nhanh tốc độ lây lan. Ảnh: AFP

Nó lây lan nhanh hơn mọi biến chủng đã phát hiện trước đó và sớm muộn cũng sẽ trở nên phổ biến, thậm chí lan ra toàn Ấn Độ”, giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử - ông Rakesh Mishra cho biết. Ngoài ra, biến chủng kép cũng mang đột biến khác là P681R. Có điều, loại này không mới và trên thực tế đã là một phần của các biến chủng xuất hiện trước đây.

>>Xem thêm: CĐM Việt Nam hy vọng Ấn Độ thoát khỏi "vực thẳm Covid-19"

B.1.618 hay “chủng Bengal”

“Trận chiến” với biến chủng kép còn chưa đi đến hồi kết, Ấn Độ lần nữa phải đối mặt với mối đe dọa mới – biến chủng đột biến ba với tên gọi B.1.618 hay “chủng bengal”. Tương tự B.1.617, chủng này cũng có một tập hợp các đột biến di truyền với khả năng “lẩn trốn” hệ thống miễn dịch, nổi bật trong đó có thể kể đến E484K. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã tìm thấy chủng này trong các mẫu bệnh phẩm thuộc 4 bang bao gồm: Tây Bengal, Maharashtra, New Delhi và Chhhattisgarh. Dĩ nhiên, khả năng lây nhiễm của nó cũng cao hơn chủng kép rất nhiều lần.

Hai biến chủng SARS-CoV-2 đang lưu hành ở Ấn Độ nguy hiểm ra sao?
Xuất hiện chủ yếu ở Tây Bengal nên B.1.618 còn được gọi bằng tên khác là chủng Bengal. Ảnh: Reuters

“Chủng này có thể đã phát triển từ B.1.617. Không ai đảm bảo bạn sẽ an toàn nếu nhiễm nó dù trước đó từng nhiễm một chủng khác hay thậm chí là đã được tiêm phòng”, Sreedhar Chinnaswamy – nhà nghiên cứu của Viện Quốc gia về Gene Y sinh ở Ấn Độ chia sẻ.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về khả năng gây tử vong, kháng miễn dịch, tái nhiễm cũng như nhiễm bệnh dù đã tiêm vaccine của chủng đột biến ba, các nhà khoa học vẫn cần thêm dữ liệu và thời gian thử nghiệm.

>>Xem thêm: Cảnh tượng ám ảnh khiến không ai có thể chủ quan trước Covid-19.

Khi mà hệ thống y tế của Ấn Độ trở nên quá tải, không đảm bảo được việc chăm sóc, chữa trị cho người dân; khi mà tình trạng thiếu giường bệnh, oxy diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì bất kỳ biến chủng SARS-CoV-2 cũng trở thành mối đe dọa. Vậy nên, dù là đất nước sản xuất 60% vaccine cho thế giới, quốc gia này vẫn đứng trước nguy cơ “đầu hàng” trước những biến chủng “chưa hiểu hết”.

Xem thêm các bài viết mới nhất tại Bestie nhé!

ẤN ĐỘ: BỆNH NHÂN COVID-19 VẬT VÃ THỞ OXY, THI THỂ CHỜ THIÊU XẾP DÀI

Trước tình trạng “khủng hoảng oxy” nghiêm trọng, chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực hết sức để huy động nguồn cung oxy y tế bằng “tất tần tật” các loại phương tiện giao thông. Trong khi đó, các bệnh nhân phải tự cứu lấy mình trước khi có cơ hội được nhập viện điều trị.

Tại những bãi hoả táng ở thủ đô New Delhi, mỗi đống củi là một thi thể. Dù hoạt động hết công suất nhưng tình trạng quá tải vẫn diễn ra. Nhà dịch tễ học Bhramar Mukherjee cho rằng số người “nhắm mắt xuôi tay” thực tế phải nhiều hơn “2 đến 5 lần” con số mà nước này báo cáo.

>> Xem chi tiết: TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
TyhD - chèn ép là một yếu tố cần thiết
Scroll to top