Vì mục đích tiết kiệm, không ít gia đình chọn cách dùng lại phần dầu ăn đã qua sử dụng, còn thừa lại từ ngày hôm trước. Thói quen tưởng chừng như vô hại này trên thực tế lại chính là con đường tắt dẫn đến các loại bệnh, trong đó có cả bệnh nan y.

>> Xem thêm: Rửa dưới vòi nước: 1 trong những sai lầm khi rửa thịt cần thay đổi.
Hiểm họa khôn lường bắt nguồn từ thói quen “xài lại”
Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng việc tái sử dụng dầu ăn có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Khi đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học của nó sẽ bị thay đổi. Cụ thể, vitamin và chất béo trung tính ban đầu bị phá huỷ tạo nên một số độc tố như aldehyde, fatty acid oxide hay acrolein. Những chất độc kể trên khi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hoá, gây nên tình trạng khó tiêu, huyết áp tăng cao, làm khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo tăng lên gấp nhiều lần.
"Bên cạnh việc làm thay đổi màu sắc cũng như mùi vị món ăn, dầu được sử dụng nhiều lần còn gây nên các bệnh lý mãn tính như tiểu đường hay tim mạch...", PGS.TS kiêm Giám đốc Trung tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm Phan Thị Sửu cho hay.

Nếu các bà nội trợ thường có thói quen “xài lại” từ một đến hai lần thì tại các hàng quán, dầu ăn sẽ được dùng đi dùng lại cho tới khi chuyển hẳn sang màu đen xì mới bỏ. Ấy vậy nhưng nhiều thực khách vẫn ung dung ăn uống, không hay biết rằng bản thân đang “mời” bệnh vào người.
Vậy, cần làm gì nếu muốn tái sử dụng dầu ăn?
Theo ý kiến chuyên gia, bạn có thể dùng lại dầu ăn một lần nữa nếu đảm bảo rằng nó có độ nóng vừa phải, quan trọng là chưa bị bốc khói. Cách bảo quản là để nguội, lọc hết cặn thức ăn rồi đổ vào chai đóng nắp thật kỹ. Cần đặt chai đựng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời lọt vào khiến dầu nhanh hỏng. Một điểm chú ý nữa là khi thấy bề mặt xuất hiện bọt, có mùi ôi thì phải bỏ ngay lập tức.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng không được khuyến khích, chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ mà thôi. Tốt nhất là mỗi lần nấu ăn nên dùng một lượng dầu vừa đủ. Điều này vừa tránh lãng phí, vừa giúp bạn thoát được cảnh đắn đo có nên xài lại dầu cũ hay không.

>> Xem thêm: Bạn có biết: 1 lít dầu ăn cũ làm ô nhiễm gần 1 triệu lít nước sạch.
Lưu ý, khi mua dầu ăn, bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng hoặc những thương hiệu uy tín. Việc “mua đại mua đùa” những mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ là điều tối kỵ.
Không biết thì thôi, biết rồi thì thay đổi nhanh kẻo muộn. Đừng vì tiếc chút đỉnh tiền mà mang sức khoẻ của bản thân, gia đình cũng như mọi người xung quanh ra đánh cược. Hậu quả hôm nay chưa thấy không có nghĩa là ngày mai không đến. Có câu “tích tiểu thành đại”, thứ tác động một cách từ từ nhưng làm ai nấy không kịp trở tay mới thật là đáng sợ.
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
CÁCH NHẬN BIẾT DẦU ĂN THẬT – DẦU ĂN GIẢ
Ngày nay, không ít những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc làm giả loạt thương hiệu uy tín được bày bán tràn lan trên thị trường. Điều này làm người tiêu dùng gặp khó khăn trong khâu lựa chọn vì không biết đâu là thật còn đâu là giả.
Thế nhưng, muốn nhận biết hàng chất lượng - hàng “pha ke” cũng không phải là không có cách. Để làm được điều đó, bạn có thể thử quan sát độ trong, màu sắc, độ đông đặc hay thậm chí nếm thử vị của dầu.
>> Xem chi tiết: TẠI ĐÂY!