Việc chữa cháy, cứu thương là vô cùng cấp bách, bởi chỉ cần nhanh hơn một chút là nhiều mạng người sẽ được cứu sống. Tuy nhiên có tình trạng đáng lên án là khá nhiều chủ phương tiện lưu thông trên đường tỏ ra thờ ơ, không chủ động nhường đường cho các loại xe ưu tiên.

>> Xem thêm: Xe khách bị kẹp giữa 2 xe tải: "Coi thường tính mạng đến thế là cùng"
Nhường đường cho xe ưu tiên sao khó đến thế
Đã tham gia giao thông thì hẳn ai cũng nằm lòng các quy định phải nhường đường cho các loại xe ưu tiên như cứu hỏa, cứu thương… đang làm nhiệm vụ có bật tín hiệu còi, đèn. Bằng cách giảm tốc độ, đi tránh hoặc dừng sát lề bên phải để không gây cản trở xe ưu tiên.
Vậy nhưng thực tế có không ít trường hợp phớt lờ quy định, tiêu biểu như sự việc xe cứu thương phải chôn chân tại chỗ khi chạy qua ngã tư đèn đỏ mới đây. Dù tài xế bật tín hiệu liên tục nhưng những hàng xe phía trước vẫn chẳng hề chủ động nhường đường.
Những lý do như đường đông quá, có muốn nhường cũng không thể, hoặc ồn ào quá không nghe thấy tiếng còi hú... tất cả đều khó chấp nhận được. Hãy thử đặt mình vào vị trí của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc các bác sĩ và nhân viên cứu thương rồi tự ngẫm xem hành động vô cảm đó có đáng được thông cảm hay không.

Nếu được nhường đường, một ngôi nhà sẽ thoát cảnh bị cháy rụi. Nếu được nhường đường, một mạng người có thể sẽ được cứu sống... Chỉ là nhường đường thôi mà, sao lại khó đến thế.
>> Đừng bỏ lỡ: Ngao ngán: người đàn ông rồ ga "cày" xe máy lên đường đang đổ bê tông
Đừng gây ra tội chỉ vì thiếu ý thức
Việc gây cản trở các loại xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ không chỉ thể hiện sự vô cảm, ý thức kém, mà còn bị xem là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Với các mức xử phạt cụ thể theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 6 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Hành vi không nhường đường hoặc cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
- Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Các loại xe ưu tiên ở đây bao gồm:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
- Đoàn xe tang.
Đừng để đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh cần sự giúp đỡ của cứu hỏa hoặc cứu thương... mới thấm thía nỗi mong chờ xe đến kịp thời. Vậy nên nếu tham gia giao thông mà bắt gặp xe ưu tiên thì mỗi người cần gấp rút nhường đường, qua đó thể hiện thái độ nhân văn và đạo đức ứng xử tốt đẹp giữa người với người.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
DỰNG RẠP CƯỚI LẤN ĐƯỜNG, KHÁCH SUÝT GẶP TAI NẠN VÌ SANG ĐƯỜNG CHỤP ẢNH
Bên cạnh vấn đề nhường đường khi gặp xe ưu tiên, vấn nạn lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè cũng gây ra nhiều hệ lụy nhức nhối. Chỉ vì ý thức kém của một số người đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho các phương tiện tham gia giao thông.
Đơn cử như trường hợp tại Nam Định, một gia đình tổ chức đám cưới đã dựng rạp chiếm nửa lòng đường khiến ô tô, xe máy lưu thông khó khăn. Thậm chí phần background lại dựng bên kia đường, làm khách khứa phải chạy qua chạy lại chụp ảnh với cô dâu chú rể. Dẫn đến sự cố nguy hiểm khi một nhóm phụ nữ lao vội qua đường mà không quan sát, suýt nữa bị chiếc ô tô 4 chỗ tông trúng, may mắn là tài xế bóp thắng kịp thời…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!